Khám phá

Ngôi mộ có cửa sổ kỳ lạ nhất thế giới, bất ngờ câu chuyện phía sau về chủ nhân

Ngôi mộ kỳ lạ này được thiết kế bởi chính chủ nhân của nó và lý do đằng sau còn khiến nhiều người ngạc nhiên hơn.

Lật lại 'vụ án' trong mộ cổ, chuyên gia kinh hãi phát hiện ra điểm bất thường / Khai quật cổ mộ nghìn năm, lời nguyền trên quan tài khiến đoàn khảo cổ phát hoảng

Những ngôi mộ thông thường trên thế giới thường được lấp kín đất lên trên quan tài, sau đó được ốp đá hoặc xây kín xung quanh, bên trên có bia mộ để nhận dạng và giúp người thân tưởng nhớ. Tuy nhiên tại Mỹ, có một ngôi mộ vô cùng kỳ lạ khi phía trên nó có một ô cửa sổ để nhìn xuống phía dưới, giúp mọi người nhìn thấy thi hài đang yên nghỉ. Đó là ngôi mộ củaTimothy Clark Smith.

Ngôi mộ kỳ lạ này nằm ở nghĩa trangEvergreen, thuộc khu dân cưWest River, thành phố New Haven, bangConnecticut, Mỹ. Chủ nhân của ngôi mộ, ôngTimothy Clark Smith là một bác sĩ phẫu thuật tài năng, ngoài ra còn là giáo viên, thư ký và nhà ngoại giao.Sau khi lấy bằng tại New York vào năm 1855, ôngTimothy đã thể hiện các kỹ năng y tế của mình trong quân đội Nga trong vòng 2 năm. Sau đó, ông tới làm việc trong lãnh sự quán Hoa Kỳ. ÔngTimothy từng đặt chân đến rất nhiều nơi trên thế giới, có một hồ sơ lý lịch vô cùng ấn tượng.

Ngôi mộ kỳ lạ này được thiết kế bởi chính chủ nhân của nó và lý do đằng sau còn khiến nhiều người ngạc nhiên hơn.

Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu tuyệt vời và những kỹ năng sống ít ai có được, ôngTimothy lại có một nỗi sợ hãi kinh hoàng về việc bị chôn sống.

Nỗi sợ hãi này được gọi là "taphophobia" - hội chứng sợ bị chôn sống. Ở thế kỷ trước, những câu chuyện thế này không phải là hiếm. Có rất nhiều giai thoại kể về việc những người đã chết bất ngờ sống lại và cào vào nắp quan tài. Thực tế trong y học, việc chẩn đoán nhầm cái chết hoặc "cái chết giả" là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong một bài viết được đăng tải trên trang webWeirdHistorian.com vào ngày 22/7/1890 đã kể về một trường hợp người phụ nữ bị chôn sống. Người phụ nữ có tênLavrinia Merli, một nông dân, người được cho là đã chết vì bệnh động kinh. Thi thể cô được đặt trong quan tài vào ngày 3/7 nhưng đến ngày 5/7, người ta phát hiệnLavrinia đã tỉnh lại, xé quần áo trong cơn vật vã, thậm chí giằng xé trong quan tài.

Với nỗi ám ảnh đó, bác sĩTimothy đã quyết định tự thiết kế một ngôi mộ cho chính mình để "đề phòng" trường hợp ông có thể tỉnh lại lúc bị chôn cất xuống lòng đất.

Thời điểm đó, những chiếc quan tài có cửa sổ phía trên để nhìn mặt người đã khuất lần cuối đã được sản xuất, mặc dù không quá phổ biến và chỉ được sử dụng trong những đám tang của người có tiền quyền. Tuy nhiên, một chiếc quan tài có cửa sổ vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của ôngTimothy bởi dù sao sau đó, quan tài cũng sẽ bị chôn hàng mét dưới đất. Thay vì một chiếc quan tài có cửa sổ, thậm chí là quan tài bằng thủy tinh, ôngTimothy đã lên một ý tưởng thực tế hơn.

 

Khi ôngTimothy qua đời vào cuối tháng 10/1893, việc chôn cất ông không hề dễ dàng chút nào. Trước khi ra đi,Timothy đã tự tay thiết kế một nơi an nghỉ công phu. Ngôi mộ của ông được đào sâu tới 6m, sau đó đổ bê tông xung quanh vô cùng vững chắc. Ở phía dưới đặtquan tài của ông và phía trên có một cửa sổ để quan sát rõ ràng xuống khuôn mặt và thi hài bên dưới.

Thậm chí,Timothy còn yêu cầu đặt sẵn một ống thở và trên tay của ông có đặt một chiếc chuông, giúp ông có thể ra hiệu cầu cứu nếu "chẳng may" sống lại trong ngôi mộ của mình. Chiếc cửa sổ kính rộng tới 35cm được đặt phía trên ngôi mộ giúp người thân và sau này là du khách có thể nhìn rõ thi hài của bác sĩTimothy.

Chỉ đáng tiếc, những nỗi sợ hãi của ôngTimothy là hoàn toàn vô căn cứ. Sau khi ông qua đời, người ta đã xây dựng ngôi mộ đúng như yêu cầu của ông, trên tay cũng đặt một chiếc chuông nhưng nó mãi mãi không bao giờ kêu.

Sau này, ngôi mộ của bác sĩTimothy trở thành một địa điểm thăm quan cho du khách bởi nó kích thích sự tò mò. Tuy nhiên trải qua nhiều năm, khí hậu, bụi bẩn và lớp rêu bao phủ đã khiến tấm kính phía trên ngôi mộ bị mờ, không thể nhìn thấy phía dưới nữa. Mặc dù vậy, đây vẫn là nơi có sức hút nhất định đối với khách du lịch khi tớithành phố New Haven.

 

Theo Thời đại plus
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm