Ngôi nhà bỏ hoang của Hoàng Thái hậu cuối cùng
10 sự thật kỳ lạ nghe có vẻ lạ nhưng đã được khoa học chứng minh / Điều có 1-0-2 trong triều đại nhà Thanh: Chức quan quyền lực hơn Hoàng đế, chỉ 2 người dám nhận
Ngôi nhà số 145 đường Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế từng là nơi ở cuối đời của Đoan Huy Hoàng Thái hậu, tức bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) bị bỏ hoang nhiều năm khiến cỏ dại và cây cối mọc um tùm.
Theo tài liệu, bà Từ Cung có tên thật là Hoàng Thị Cúc, thân sinh của bà là ông Hoàng Trọng Tích, từng đậu Tú tài và làm Tri huyện Hòa Đa (Bình Thuận). Mẹ của bà là La Thị Sơn. Bà là phi thiếp của vua Khải Định (1916 - 1925) - vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là mẹ vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều Nguyễn (1926 – 1945).
Căn nhà này được bà Từ Cung mua vào năm 1955 của bà Ân phi Hồ Thị Chỉ (một trong những người vợ của vua Khải Định) tại 79 Phan Đình Phùng (nay là 145 Phan Đình Phùng).
Sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định - nơi bà và Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) cùng con cái của vua Bảo Đại rời Hoàng cung về đây sinh sống từ tháng 8/1945.
Trong thời gian chiến tranh loạn lạc, mọi hoạt động cúng bái các bậc tiên tổ, hội họp của dòng họ Nguyễn Phước Tộc đều diễn ra tại căn nhà này.
Căn nhà 2 tầng này được xây dựng vào đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc Pháp, mặt tiền hướng ra đường Phan Đình Phùng và sông An Cựu. Tường nhà sơn màu vàng và được bà Từ Cung cho sửa sang lại sân vườn sau khi về đây ở. Bà Từ Cung ở đây cho đến khi mất vào năm 1980, hưởng thọ 91 tuổi và căn nhà trên được tu bổ trở thành điểm tham quan cho khách du lịch.
Căn nhà trên được xem là một điểm đến khá thú vị để du khách có thể trải nghiệm, tìm hiểu về những giá trị của lịch sử, tuy nhiên, những năm gần đây, căn nhà này lại bị bỏ hoang không hoạt động khiến cây cối, cỏ dại mọc khắp xung quanh vườn và căn nhà.
Nhìn quanh một vòng, đâu đâu cũng thấy cỏ dại, lá khô ở khắp nơi, căn nhà trở nên rất u ám, lạnh lẽo.
“Căn nhà này đã bị bỏ hoang mấy năm rồi, tôi thấy lúc trước có kinh doanh bán cà phê nhưng dịch dã quá nên họ trả lại mặt bằng và bỏ hoang từ đó đến giờ. Một ngôi nhà có giá trị lịch sử như thế mà lại bị bỏ hoang như vậy thì thật là đáng tiếc”, ông D. là một người sinh sống gần đó cho biết.
Ngôi nhà xây dựng vào đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc Pháp, mặt tiền hướng ra đường Phan Đình Phùng và sông An Cựu.
Ngôi nhà âm u, hoang tàn và lạnh lẽo.
Cải tạo thành trung tâm giáo dục di sảnTrước khi mất, bà Từ Cung đã có di nguyện giao lại căn nhà này cho chính quyền địa phương. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế là đơn vị có trách nhiệm quản lý ngôi nhà này.
Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chăm lo, bảo quản công trình, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của bà Từ Cung để giới thiệu về công trình đã gắn liền với một phần đời của bà Hoàng Thái hậu cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Khuôn viên xung quanh nhà cỏ dại mọc um tùm, lá khô ở khắp nơi.
Căn nhà đang có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.
Đến cuối năm 2014, xét thấy việc thờ cúng cũng như việc trưng bày hiện vật của bà Từ Cung tại khu nhà trên chưa tương xứng với vị trí của bà trong Hoàng cung triều Nguyễn trước đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho chuyển toàn bộ án thờ cũng như các hiện vật liên quan sang cung An Định và tổ chức trưng bày tái hiện không gian sinh sống của gia đình vua Bảo Đại, đồng thời thực hiện việc thờ cúng bà Từ Cung tại khu vực Khải Tường lâu của cung An Định.
Do lâu năm không có ai sử dụng, cùng với đó là thời tiết khắc nghiệt, vì vậy căn nhà đã bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - cho biết, hiện tại đơn vị là cơ quan quản lý ngôi nhà của bà Từ Cung tại số 145 Phan Đình Phùng. Cho đến nay ngôi nhà đã bị bỏ hoang và chưa đưa vào hoạt động trở lại, tuy nhiên đơn vị cũng đang lên phương án cải tạo lại ngôi nhà trên.
“Sứ mệnh của Trung tâm cũng đang làm về giáo dục di sản văn hóa Huế, vì vậy chúng tôi dự kiến và đang nghiên cứu, lên phương án cải tạo lại căn nhà này trở thành trung tâm giáo dục di sản trong thời gian tới”, ông Trung cho biết.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này