Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội
Ngôi nhà gần 400 năm của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã qua 12 đời sinh sống. Trải qua nắng mưa, ngôi nhà vẫn giữ được nét đẹp cổ kính.
Những “cụ” sưa đỏ bạc tỷ “mặc áo giáp”, gắn camera theo dõi giữa lòng Thủ đô / Khám phá loài hoa “có tiếng” đẹp mỹ miều, trồng nhiều ở Việt Nam
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 47 km. Tại đây có nhiều nhà vườn độc đáo được xây dựng bằng đá ong nguyên bản và gỗ có tuổi đời lên đến 300, 400 năm. | |
Căn nhà cổ bằng gỗ có tuổi đời gần 400 năm thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Gia đình ông Hùng là thế hệ thứ 12 sinh sống tại đây. |
Cổng nhà được xây bằng đá ong. Ông Hùng cho biết: "Khi làm nhà, đàn ông trong mỗi gia đình thường đi đào những tảng đá ong nằm sâu dưới lòng đất, về cắt xén thành bản vuông xếp chồng lên nhau, sau đó lấy bã trấu, bùn để tạo chất kết dính". |
Ngôi nhà chính được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 dĩ. 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên, bên cạnh bài trí bộ trường kỷ dùng để tiếp khách. 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ. |
Hệ thống cửa chính ngôi nhà được thiết kế để tháo ra vào dễ dàng. Gia chủ cho thiết kế như vậy để phòng khi nhà có việc lớn (cỗ tiệc hiếu, hỉ, giỗ, khao thọ…) thì có thể tháo ra đặt xuống đất thay chiếu và tạo cảm giác thông thoáng trong nhà. |
Theo ông Hùng, nhờ hệ thống cửa chính và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng nhưng trong nhà rất mát mẻ. |
Hệ thống vì, kèo bằng gỗ được chạm trổ hoa văn rồng tinh xảo. |
Bên trong căn nhà bài trí nhiều đồ cổ có giá trị về mặt văn hóa, niên đại như: bình sứ, bát sứ, mâm đồng 3 chân... |
Chiếc mâm đồng 3 chân, có niên đại hơn 3 thế kỷ. Thời đó, chiếc mâm này chỉ nhà khá giả mới có điều kiện dùng. |
Bên cạnh mâm đồng, ngôi nhà còn lưu giữ một chiếc mâm gỗ cổ. |
Bộ tràng kỷ, tủ chè cổ vẫn được gìn giữ như cách đây hàng trăm năm. |
Trước đây chiếc chạn bát này được kê dưới bếp nhưng hiện nay gia chủ đặt trong nhà chính cho du khách tiện tham quan. |
Gian bếp của khu nhà vườn treo những chiếc đó và nơm bắt cá. Đây là nét đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. |
Khoảng sân rộng rãi, lát gạch để vui chơi. Gia chủ còn đặt một chiếc bàn gỗ lấy chỗ uống nước và những chiếc chum vại chứa nước mưa. |
Trải qua bao mưa nắng và những thăng trầm của thời gian, đến nay một số hạng mục của ngôi nhà đã xuống cấp nhưng gia đình ông Hùng không vội tháo dỡ, thay mới, mà dùng biện pháp chống đỡ tạm, giữ lại đúng nguyên trạng khung nhà, cột kèo... |
Ông Hùng cho biết: "Ngôi nhà là một phần giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại, con cháu không nỡ tháo bỏ hoặc xây mới...”. Vào năm 2008 ngôi nhà được Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm tiến hành đo đạc và thẩm định trùng tu ngôi nhà, tổ chức Jica và Sở Văn hóa đã đứng ra bảo tồn và phục chế tôn tạo ngôi nhà. |
Cũng theo ông Hùng, trước khi được công nhận là di sản văn hóa cần được bảo tồn, một số khách ở xa đã tìm về hỏi mua toàn bộ khu nhà với giá hơn 1 tỷ nhưng gia đình kiên quyết không bán. |
Theo vietnamnet.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo