Ngọn núi bị nổ tung lộ ra ngôi mộ tuổi đời cả thiên niên kỷ, rất khác thường: Thấy cả phòng ăn, phòng tắm, ngửi thấy mùi thơm!
Bí ẩn về bức tượng bị mất đầu trong mộ cổ / Thấy xác chết há hốc miệng khi khai quật lăng mộ, đội khảo cổ sợ hãi: Người này đã tỉnh dậy trong quan tài!
Ngôi mộ cổ được phát hiện vào tháng 3 năm 1979 tại núi Thần Cư ở thị trấn Thiên Sơn, thành phố Cao Bưu thuộc tỉnh Giang Tô. Dân làng nhận thấy sau vụ nổ, bên sườn núi xuất hiện một cái hố lớn, bên dưới là một ngôi mộ lớn.
Nhận được tin báo từ công trường, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc lập tức cử một đoàn khảo cổ tiến hành một cuộc khai quật. Khi các nhà khảo cổ vào bên trong ngôi mộ, họ phát hiện rằng cấu trúc bên trong rất khác thường. Có rất nhiều căn phòng nhỏ đan chéo xung quanh quan tài của chủ nhân lăng mộ tạo thành một mê cung rộng lớn.
Bố cục của ngôi mộ cổ tựa như một ngôi nhà lớn hình vuông nhưng không có mái che. Mỗi một gian phòng được chia thành nhiều chức năng khác nhau như phòng ăn, phòng tắm, phòng ở, nhà vệ sinh, kho và nơi ở của người hầu. Ở gian phòng chính của lăng mộ là nơi đặt quan tài.
Thần kỳ hơn, ở bên trong, các chuyên gia không ngửi thấy mùi ẩm mốc như các ngôi mộ khác mà chỉ thấy một mùi thơm vô cùng đặc biệt. Mùi thơm tinh tế này toát ra từ trong lăng bởi nó vốn được làm từ gỗ nam mộc. Đây là một trong số những loại gỗ quý hiếm, có giá trị rất cao.
Sau khi khảo sát một vòng, các chuyên gia phát hiện ra rằng tất cả những đồ gỗ trong lăng mộ đều được làm bằng gỗ nam mộ. Tổng cộng có 856 khúc gỗ, tất cả được nối với nhau bằng mộng với kỹ thuật vô cùng điêu luyện. Thậm chí, có người còn thử nhét lưỡi dao mỏng vào khe hở giữa các miếng gỗ nhưng không được.
Theo các chuyên gia, quy mô của lăng mộ này còn lớn gấp 18 lần so với lăng mộ Mã Vương Đôi tại Hồ Nam. Chiều dài của lăng mộ bằng gỗ nam mộc này lên tới hơn 16m, chiều rộng hơn 14m, diện tích khoảng 237m2, tương đương với 545m3 gỗ. Nếu tính theo mức giá 20 triệu NDT cho 1 cây gỗ nam mộc thì giá trị toàn bộ lăng mộ này lên tới hơn 171 tỷ NDT.
Không những vậy, đoàn khảo cổ còn tìm thấy một số lượng lớn những di vật quý giá như vàng bạc, ngọc bích, đồ đồng, đồ gốm, đồ sơn mài… Hơn một nửa số hiện vật vẫn còn nguyên vẹn, đều là đồ chế tác tinh xảo, được làm từ những chất liệu cao cấp.
Nghiên cứu sâu về các ký tự còn lưu lại trong ngôi mộ cổ, các chuyên gia đã xác định được chủ nhân của nó là Quảng Lăng Lệ vương thuộc thời Tây Hán. Ông là con trai thứ 5 của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Điều này đã chứng minh cho giả thiết đã lưu trong sử sách là chỉ có người thuộc hoàng tộc mới được sử dụng gỗ nam mộc để an táng.
Với sự đồ sộ và giá trị lớn như vậy, ngôi mộ cổ của Quảng Lăng Lệ vương đã được Cục Di sản Văn hóa Quốc gia công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia và mọi cổ vật đều không được xuất khẩu để triển lãm hay mua bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ