Ngũ đại tướng soái trứ danh thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, ai là người đứng ở vị trí đầu tiên?
Thân là mãnh tướng từng đoạt mạng bao nhiêu người, chỉ duy nhất sau khi giết người này, Quan Vũ hối hận mãi không thôi / Một đời lừng lẫy uy danh, khiến bao đối thủ mới nghe tên đã sợ, hà cớ gì sau khi chết Quan Vũ lại bị Lưu Thiện ban cho ác thụy?
Ảnh minh họa
Cuối thời Đông Hán, thái giám nắm quyền, ngoại thích lộng quyền, triều đình hỗn loạn mục nát. Cảnh suy vong của nhà Đông Hán đã hiện rõ ngay trước mắt.
Hơn nữa trong thời kỳ tranh bá này, chiến loạn liên miên là điều tất yếu, vì vậy có không ít mưu sĩ đại thần tài năng, anh hùng dũng tướng kiệt xuất lần lượt xuất hiện.
Tuy nhiên trong thời đại hỗn loạn này, có một kiểu nhân vật có thể đảm đương được trách nhiệm to lớn, chúng ta gọi họ là những soái tài (người có tài chỉ huy lãnh đạo và đưa ra các quyết sách).
Về cơ bản, người chỉ huy có thể quyết định kết quả thắng thua của cuộc chiến, thậm chí có thể tạo ra ảnh hưởng đến thời cuộc.
Trong thời kỳ Tam Quốc có năm người như vậy, họ được mọi người gọi là soái tài và thậm chí ở một mức độ nào đó, họ có thể thúc đẩy thế chân vạc của Tam Quốc phát triển thêm một bước nữa.
Có lẽ khi nói đến đây, sẽ có nhiều người nghĩ ngay đến Tư Mã Ý, vì Tư Mã Ý đã chặn đứng hai lần Bắc phạt cuối cùng của Gia Cát Lượng, đồng thời còn bình định được Liêu Đông, tài năng quân sự tất nhiên là tương đối mạnh.
Có điều khi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn một chút sẽ phát hiện ra rằng, trong hai lần Bắc phạt này, đội quân mà Gia Cát Lượng chỉ huy không có đầy đủ lương thảo để sử dụng, rút lui là giải pháp khi rơi vào bước đường cùng.
Hơn nữa Tư Mã Ý vẫn chưa đối đầu trực diện với Gia Cát Lượng và những người khác, ông chỉ phòng thủ cho đến khi Gia Cát Lượng chết mà thôi. Tuy nói ông có tài năng chỉ huy quân sự, nhưng ông lại không có đủ khả năng chỉ huy tác chiến mạnh mẽ.
Chính bởi vậy, Tư Mã Ý không nằm trong danh sách Ngũ đại tướng soái mà bài viết này đề cập đến. Theo phân tích và đánh giá của trang Sohu (Trung Quốc) thứ tự sẽ là:
5. Chu Du
Chu Du tài năng đầy mình, tướng mạo bất phàm, thời còn là thiếu niên ông có quen biết với Tôn Sách, đồng thời còn giúp đỡ Tôn Sách giành được Giang Đông.
Sau đó Tào Tháo khiến Tôn Quyền phải đầu hàng, người ra trận chính là Chu Du, ông liên hợp với Lưu Bị, hai người đã khiến cho Tào Tháo phải nhận thất bại cay đắng ở trận Xích Bích.
Tài năng chính trị và quân sự của Chu Du đều vô cùng nổi bật, Chu Du có kế sách tác chiến trước sau như một, có thể nói dù là tấn công hay phòng thủ, ông đều có sự cân nhắc toàn diện.
4. Lục Tốn
Lục Tốn là một tài năng quân sự của Đông Ngô vào cuối thời Tam Quốc. Chiến dịch kinh điển nhất của Lục Tốn chắc chắn là trận Di Lăng. Ông đã lợi dụng lửa lớn thiêu rụi hơn 40 lều trại của Lưu Bị, khiến cho Lưu Bị phải vội vàng chạy trốn.
Trước trận chiến này, ông đã từng cùng Lã Mông gài bẫy đánh bại Quan Vũ. Lục Tốn cũng từng nhiều lần chiến đấu với quân Ngụy, đánh cho quân Ngụy đại bại.
3. ĐặngNgải
Đặng Ngải là tướng lĩnh của nước Ngụy, giỏi về binh pháp. Ông đã giao chiến với Khương Duy vài lần, đồng thời đã ngăn cản được đội quân của Khương Duy.
Tài năng về mưu lược và quân sự của ông đều rất cao siêu. Cuộc chiến giúp ông thành danh chính là cuộc chiến tranh Thục - Ngụy. Đặng Ngải nhân lúc Khương Duy còn chiếm cứ ở Kiếm Các đã âm thầm lặng lẽ đi đến Âm Bình, sau đó trực tiếp đi đến phía dưới tường thành của nước Thục ép Lưu Thiện đầu hàng, tiêu diệt nước Thục.
2. Gia Cát Lượng
Có ý kiến cho rằng, tài năng về mặt quản lý của Gia Cát Lượng cao hơn cả tài mưu lược, chỉ có điều lúc Lưu Bị còn sống, Gia Cát Lượng quả thực chưa có cơ hội được tiếp xúc với việc quân.
Nhưng sau đó, những gì Gia Cát Lượng làm đã chứng minh cho chúng ta thấy khả năng thống soái và khả năng chỉ huy của ông, xứng đáng được đánh giá là một thống soái tài ba.
1. Tào Tháo
Gia cảnh của Tào Tháo hiển hách hơn cả Tôn Quyền và Lưu Bị, nhưng lại kém hơn nhiều so với Viên Thiệu. Trong cuộc đời Tào Tháo, ông đã trải qua vô vàn trận chiến, đồng thời ông đã mở rộng thế lực của mình thông qua từng trận đấu.
Hết trận này đến trận khác, ông không chỉ dựa vào võ tướng và mưu sỹ tài giỏi dưới quyền mà còn dựa vào tài chỉ huy của chính bản thân mình, từ đó mới có thể giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ