Một đời lừng lẫy uy danh, khiến bao đối thủ mới nghe tên đã sợ, hà cớ gì sau khi chết Quan Vũ lại bị Lưu Thiện ban cho ác thụy?
Hai mãnh tướng khiến Tào Tháo "vừa yêu, vừa giận": Người thứ 2 phải trả giá đắt / Sau khi xưng đế, Lưu Bị rèn ngay 8 thanh kiếm quý: Ngoài Quan Vũ, những ai được nhận?
Ảnh minh họa
Thời kỳ Tam Quốc đỉnh lập, dấu mốc thay đổi lớn nhất với Thục quốc là khi Quan Vũ thất thủ Kinh châu và mất mạng, kết cục dẫn đến việc Lưu Bị vì muốn báo thù cho Quan Vũ đã khơi mào cuộc chiến Di Lăng, sau đó thất bại, nhà Thục từ đó bắt đầu rơi vào con đường diệt vong.
Lưu Thiện không thích Quan Vũ bởi vì Lưu Thiện cho rằng Quan Vũ là nguyên nhân gián tiếp hại chết Lưu Bị, và khiến nhà Thục rơi vào con đường suy tàn. Nhưng, liệu mọi chuyện có phải đều là lỗi của Quan Vũ hay không?
Tất nhiên là không phải, Quan Vũ thất thủ Kinh Châu cho thấy rằng chiến lược lúc bấy giờ đã có vấn đề, cho nên Lưu Bị và những người khác cũng không thể không liên quan.
Quan Vũ, tự Vân Trường, trong thời gian bạo loạn khởi nghĩa Khăn Vàng đã nương nhờ Lưu Bị, là nguyên lão "hàng thật giá thật" trong trận doanh tập đoàn Lưu Bị. Về sự dũng mãnh, Quan Vũ có thể chém đầu tướng địch trong vạn quân;
Về mưu trí, Quan Vũ được xem như một danh tướng trong thời kỳ Tam quốc;
Về quan hệ với Lưu Bị, Quan Vũ từng cùng Lưu Bị "ngủ chung một giường, tình như huynh đệ" tình cảm sâu sắc, hòa hợp;
Về công lao, Quan Vũ cùng Lưu Bị đánh nam dẹp bắc hơn 30 năm, có công trấn thủ Kinh Châu nhiều năm;
Hình ảnh nhân vật Quan Vũ uy chấn Hoa Hạ trên phim truyền hình.
Về địa vị, sau khi Lưu Bị trở thành Hán Trung Vương, Quan Vũ được phong lên Tả Tướng quân, ban cho Giả Tiết Việt (đại diện cho sự có mặt của Hoàng đế, nếu đại thần nắm trong tay Giả Tiết Việt tức là thay mặt Hoàng đế, tượng trưng cho Hoàng đế và quốc gia, có quyền lực xử lý tương đương với Hoàng đế);
Về lòng trung nghĩa, khi Lưu Bị sống chết chưa rõ, Quan Vũ cũng không vì hậu đãi của Tào Tháo mà thay lòng đổi dạ, vẫn luôn một lòng theo phò trợ Lưu Bị.
Nếu như vậy, thì dù là Lưu Bị hay con cháu của Lưu Bị phải nên cảm kích, biết ơn Quan Vũ, đối xử tốt với ông. Song con trai của Lưu Bị cũng tức là Hậu chủ Lưu Thiện, lại trắng trợn hạ thấp ông. Tại sao lại có chuyện như thế?
Việc này phải kể ngược lại năm Cảnh Huy thứ 3 tức năm 260 Công nguyên, khi ấy Hậu chủ Lưu Thiện gia phong thụy hiệu (tên sau khi mất) cho năm người là Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung và Triệu Vân.
Theo đó, Trương Phi được phong Hoàn Hầu, chữ "Hoàn" có nghĩa là mở rộng bờ cõi, lãnh thổ; Mã Siêu là Uy Hầu; Hoàng Trung là Cương Hầu, chữ "Uy" và chữ "Cương" đều để chỉ sự dũng mãnh, cương nghị; Triệu Vân được phong Thuận Bình Hầu, hai chữ "Thuận Bình" là để chỉ tính cách con người Triệu Vân rộng lượng, nhân từ ôn hòa nhưng khi làm việc lại nghiêm cẩn, tỉ mỉ, có thứ tự.
Điều đó cho thấy, cả bốn vị tướng đều được phong thụy hiệu tốt đẹp. Dĩ nhiên là công lao của bốn vị tướng lĩnh cũng xứng đáng với thụy hiệu được truy phong.
Suy cho cùng, Trương Phi cũng từng gầm một tiếng trên cầu Dương Kiều, dựa vào 20 kỵ binh để ngăn cản năm nghìn quân hung hãn, từng mưu trí đánh bại Trương Cáp, lập công lớn trong trận Hán Trung; còn Mã Siêu dọa cho Lưu Chương phải sợ hãi cúi đầu, giúp Lưu Bị giành được Ích Châu; Hoàng Trung chém đầu danh tướng nhà Ngụy là Hạ Hầu Uyên; Triệu Vân về đối nội từng cứu hai vị ấu chủ, đối ngoại thì chiến tích lẫy lừng.
Hình ảnh năm nhân vật trong Ngũ hổ tướng của Thục Hán.
Nhưng dù là về chiến công hay uy danh thì Quan Vũ đều hơn hẳn bốn người kia, nhưng ông lại bị truy phong ác thụy.
Bấy giờ, thụy hiệu được phân thành ba loại, bao gồm thụy hiệu tốt, bình thường và ác thụy, trong đó ác thụy mang nghĩa hạ thấp, quở trách nhất, không ai mong muốn.
Thụy hiệu "Tráng Mậu Hầu" của Quan Vũ chính là một cái ác thụy như thế.
Chữ "Tráng" trong thụy hiệu dù không mang nghĩa xấu nhưng chữ "Mậu" lại mang ý nghĩa cực kỳ xấu, "Mậu" trong câu "Võ công bất thành viết mậu, võ nhi bất toại viết mậu, danh dữ thực sảng viết mậu" (có nghĩa là võ công không giỏi gọi là "mậu"; võ không tài giỏi gọi là "mậu"; danh không giống thực gọi là "mậu").
Vì sao Lưu Thiện lại ban một chữ không hay như thế này cho thụy hiệu của Quan Vũ? Về câu hỏi này, có một số quan điểm như sau:
1. Quan Vũ đánh mất Kinh Châu, khiến cho Long Trung đối sách tan thành bọt nước, ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn mạnh của nhà Thục Hán.
Cùng lúc bị hơn chục danh tướng và mưu sĩ của hai phía Tào Ngụy và Đông Ngô nhắm vào nên việc Quan Vũ đánh mất Kinh Châu cũng là điều dễ hiểu. Thực tế là như thế song người gây ra họa này chính là Quan Vũ chứ không phải ai khác.
Theo ghi chép, ban đầu "Tôn Quyền cử sứ giả sang hỏi cưới con gái Quan Vũ cho con trai mình, Quan Vũ mắng nhiếc sứ giả, không chấp nhận hôn ước, khiến Tôn Quyền tức giận".
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.
Tôn Quyền vốn dĩ muốn thông qua việc liên hôn củng cố quan hệ liên minh Tôn Lưu, nhưng Quan Vũ lại đi đắc tội với Tôn Quyền.
Nhưng chuyện này vẫn chưa hết, chính Quan Vũ phát động trận Tương Phàn, vì lương thảo không đủ, liền tự ý lấy hai kho lương của Tôn Quyền. Mà Tôn Quyền dù gì cũng là quân chủ Giang Đông, bị làm nhục như vậy, dù ban đầu ông ta không có ý câu kết với Tào Tháo thì cũng sẽ bị ép phải chọn con đường như vậy.
Điều này đồng nghĩa với việc, liên minh Tôn - Tào là do một tay Quan Vũ góp sức mà thành.
Kết cục của hành động ấy chính là việc không những không công hạ được Tương Dương và Phàn Thành, ngược lại còn mất luôn Nam Quận, dẫn đến việc thế lực của Thục Hán bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi Kinh Châu.
Đến lúc này, Long Trung đối sách mà Gia Cát Lượng vạch ra khi xuống núi cũng theo đó mà tan thành bọt biển, gián tiếp hủy hoại luôn hi vọng trở thành bá chủ Trung Nguyên của nhà Thục Hán.
Quan Vũ đẩy đồng minh sang phe đối lập, gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển lớn mạnh của nhà Thục Hán, làm sao mà Lưu Thiện không thể hạ thấp, coi thường Quan Vũ?
2. Gián tiếp hại chết Lưu Bị và Trương Phi
Sau khi Quan Vũ bị bắt giết, Lưu Bị hoàn thành chuyện xưng đế, bất chấp lời khuyên can của tất cả mọi người, kiên quyết khởi binh phát động trận Di Lăng.
Dù rằng thời kỳ đầu chiến sự, Thục quốc tiến công thế như trẻ tre, nhưng đến tháng 6 năm sau, Lục Tốn châm lửa thiêu cháy doanh trại, khiến thế cục thay đổi hoàn toàn, Lưu Bị mấy lần thoát chết nhưng sau cùng phải ủy thác tại Bạch Đế Thành, đến khi chết vẫn không thể quay về Thành Đô.
Dù rằng việc này không có liên quan trực tiếp đến Quan Vũ, nhưng danh nghĩa xuất binh của Lưu Bị lại chính là vì báo thù cho Quan Vũ, hơn nữa cho dù mục đích thật sự của Lưu Bị là gì đi nữa, nếu như Quan Vũ không đánh mất Kinh Châu, hay thậm chí Quan Vũ không bị bắt giết thì Lưu Bị cũng sẽ không cần đích thân ra trận, về sau cũng sẽ không chết vì bệnh ở hành cung Vĩnh An.
Ngoài Lưu Bị - cha ruột của Lưu Thiện ra, còn có Trương Phi là cha vợ của Lưu Thiện cũng bởi vì báo thù cho Quan Vũ mà chết.
Trong "Tam Quốc chí – Trương Phi truyền" có ghi chép rằng: "Tiên chủ phạt Ngô, Trương Phi thống lĩnh hơn vạn binh, đi từ Lãng Trung đến Giang Châu hội quân với Lưu Bị. Lúc gần xuất phát, bị hạ tướng dưới trướng là Trương Đạt ám hại giết chết, Trương Đạt mang theo thủ cấp của Trương Phi, xuôi sông trốn sang Ngô xin hàng Tôn Quyền."
Quan Vũ gián tiếp gây ra cái chết của cha ruột và cha vợ của Lưu Thiện, dù cho chuyện này chính Quan Vũ cũng không thể tự mình quyết định được, nhưng cũng chính bởi vì "ta không giết người, nhưng người lại vì ta mà chết" cho nên ấn tượng của Lưu Thiện với Quan Vũ lại càng xấu thêm.
3. Quan Vũ cương trực mà tự kiêu, tuy không bội phục nhưng lại cực kỳ kiêu ngạo
Quan Vũ là người cực kỳ hiếu thắng, kiêu căng tự đại, không chịu được việc có người khác giỏi hơn mình, lại không tôn trọng cấp trên, trước mặt Lưu Bị vẫn dám thẳng thừng trách mắng.
Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim.
Trong "Tam Quốc chí tập chú" có nhắc đến rằng, khi Lưu Bị thua ở Đương Dương Trường Bản, lúc trên thuyền về Giang Hạ, Quan Vũ ở ngay trước mặt mọi người, quở mắng Chủ công Lưu Bị rằng:
"Ban đầu, lúc bao vây ở Hứa Đô, ta đã đề nghị rằng phải giết Tào Tháo, huynh lại cứ ngăn, bây giờ thì hay chưa?", một người mà đến Lưu Bị cũng không kính trọng, vậy khi đối mặt với Lưu Thiện, thái độ của Quan Vũ chắc cũng chẳng tốt đẹp gì.
Người như vậy, cho dù công lao lớn đến đâu hay dù Lưu Thiện có độ lượng hơn nữa, trời sinh nhân ái thông minh hơn nữa, ấn tượng với Quan Vũ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp.
Hiển nhiên, Quan Vũ là bậc nguyên lão trong tập đoàn chính trị Thục Hán, có tình cảm sâu sắc với Lưu Bị, có công lao, chịu gian khổ, lòng trung nghĩa của ông lại càng không cần phải nghi ngờ gì.
Tuy nhiên, xét về những việc ông đã làm như vừa đánh mất Kinh Châu, khiến Long Trung đối sách tan thành bọt nước, vừa là người gián tiếp gây ra cái chết của Lưu Bị và Trương Phi, cộng thêm thái độ đối nhân xử thế không khéo của Quan Vũ, việc hậu chủ Lưu Thiện ban ác thụy cho ông cũng là một việc không có gì quá khó hiểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!
Những loài động có thể sống sau khi bị chặt đứt đầu, con người ở mức thấp nhất