Ngựa chiến thời trung cổ có kích thước chỉ bằng ngựa lùn hiện đại
Trong các bộ phim và văn học, ngựa chiến thời trung cổ thường được miêu tả là những con thú dũng mãnh, to lớn, nhưng một nghiên cứu khảo cổ học mới cho thấy chúng thường có kích thước khá nhỏ nhắn, chỉ bằng ngựa lùn thời hiện đại.
Sau khi bọ ngựa giao phối, tại sao bọ ngựa cái lại luôn tìm cách để ăn thịt con đực? / Loài ngựa thần thoại sống tách biệt 1.000 năm trên băng đảo
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xương của khoảng 2.000 con ngựa có niên đại từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ 17 tìm thấy tại các lâu đài, nghĩa trang ngựa thời trung cổ và các địa điểm khảo cổ khác ở Anh, cũng như tìm hiểu các ghi chép lịch sử và những câu chuyện hư cấu về tinh thần hiệp sĩ.
“Hóa ra mọi thứ không hoàn toàn như những những ghi chép thường miêu tả," Giáo sư Alan Outram thuộc Khoa Khảo cổ của Đại học Exeter cho biết. “Trong văn hóa đại chúng, ngựa chiến thường được miêu tả với kích thước to lớn, nhưng thực tế hầu hết những con ngựa thời Trung cổ đều nhỏ một cách đáng ngạc nhiên, không đạt kích thước như được miêu tả trong phim hoặc thậm chí trong các cuộc triển lãm về thời Trung cổ."
Outram cho biết phần lớn ngựa thời Trung cổ, bao gồm cả những con được cho là đã được sử dụng trong chiến tranh, đều cao chưa đến 1,5 mét, chiều cao tối đa của một con ngựa lùn hiện đại.
Trang bản thảo mô tả những con ngựa chiến to lớn trong các cuộc thập tự chinh, bằng tiếng Pháp cổ.
Bộ xương của một trong những con ngựa lớn nhất sống ở thời Norman (từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13), được nhóm nghiên cứu phát hiện trong khuôn viên lâu đài Trowbridge ở Wiltshire, nhưng nó chỉ cao khoảng 1,6 mét - kích thước của một con ngựa nhỏ dùng để cưỡi ngày nay.
Và việc ngựa có kích thước nhỏ không có nghĩa là những người chăn nuôi thời Trung cổ không làm tốt công việc của họ. Nhóm nghiên cứu cho biết: Vào thế kỷ 13 và 14, có thể hoàng gia còn chi nhiều tiền hơn cho ngựa so với binh lính. Ngựa có kích thước nhỏ chỉ vì quân đội cần những con ngựa nhỏ, phù hợp với các nhiệm vụ như truy lùng kẻ thù đang rút lui, thực hiện các cuộc tấn công tầm xa và vận chuyển thiết bị, theo Outram.
Tuy nhiên nhóm cũng lưu ý không phải tất cả ngựa chiến thời Trung cổ đều chỉ đạt đến kích thước này, và có thể đã có một số con ngựa chiến đặc biệt to lớn.
Nhóm nghiên cứu khảo sát các mẫu xương ngựa còn sót lại đến ngày nay.
Vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu về ngựa thời Trung cổ, vì số xương ngựa tìm thấy trên các chiến trường cổ xưa rất ít, vì vậy rất khó phân biệt đâu là ngựa chiến và đâu là ngựa trang trại bình thường. Hơn nữa, hầu hết các con ngựa chiến tử trận đều được đưa đến bãi giết mổ thay vì được chôn cất có tổ chức.
Tới đây, nhóm sẽ phân tích xương ngựa được phát hiện tại một địa điểm ở Westminster, nghiên cứu thêm về áo giáp cho ngựa và kiểm tra DNA của xương để tìm hiểu thêm về một trong những sinh vật mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai con trâu rừng đực
Cột tin quảng cáo