Khám phá

Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó

7.000 năm trước, người Chinchorro sống tại Sa mạc Atacama, Chile đã truyền cho nhau tục lệ tôn vinh người đã khuất.

Nghệ thuật thất truyền: Người Ai Cập ướp xác người đã khuất như thế nào / Giải mã quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại qua ‘tài liệu ướp xác lâu đời nhất thế giới’

Tại Sa mạc Atacama, địa danh khô cằn nhất Trái Đất, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những xác ướp có niên đại lâu đời hơn xác ướp Ai Cập tới 2.000 năm. Dù nền văn minh AI Cập đã đại chúng hóa thuật ngữ “xác ướp”, họ không phải những người đầu tiên áp dụng kỹ thuật bảo tồn tiên tiến.

Chinchorro là nhóm người đầu tiên sinh sống tại miền Bắc Chile và miền Nam Peru”, Bernardo Arriaza, nhà nhân chủng học công tác tại Đại học Tarapacá cho hay. “Họ là những người tiên phong sinh sống tại vùng Sa mạc Atacama”, đồng thời cũng là nền văn minh đầu tiên ướp xác người đã khuất, bắt đầu từ khoảng năm 5.000 Trước Công nguyên.

Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó - Ảnh 1.

Những thi thể của hàng trăm người sống theo lối săn bắt hái lượm được tìm thấy khắp vùng Arica và Parinacota, bên bờ Thái Bình Dương. Họ đã sống thịnh vượng nhờ nguồn cá từ biển cả, trong khoảng từ năm 5450-890 Trước Công nguyên. Năm 2021, UNESCO đưa những nghĩa địa cổ đại vào Danh sách Di sản Thế giới nhờ giá trị khảo cổ có một không hai.

Chúng không chỉ cung cấp chi tiết nghi lễ chôn cất, thờ phụng của một nền văn hóa cổ đại, mà còn mang tới một góc nhìn mới vào hoạt động xã hội và tín ngưỡng tâm linh của người Chinchorro.Khác với người Ai Cập, hoạt động ướp xác miền Nam Mỹ là nghi lễ không phân biệt địa vị xã hội.

Nhà nghiên cứu Arriaza giải thích: “Nghi lễ thuộc nềnvăn hóa Chinchorro vẫn chính đáng trên nhiều khía cạnh: họ là những người đầu tiên tiến hành tang lễ, là những người đi đầu trong khu vực. Còn những thi thể ngày nay ta vẫn gọi là những xác ướp Chinchorro, chúng đích thực là những tác phẩm nghệ thuật thời kỳ tiền-Tây Ban Nha. [Những xác ướp này] là cách người xưa bộc lộ giá trị nghệ thuật với cảm giác, cảm xúc của cộng đồng dân cư cổ đại”.

Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó - Ảnh 2.

Mặc dù UNESCO mới tuyên bố công nhận địa vị di sản của các khu vực khảo cổ, người dân sống tại khu vực Arica đã từ lâu tôn vinh văn hóa của những người đi trước. Những xác ướp Chinchorro được chôn rất nông, đến nỗi chúng đã trở thành một phần của nền đất xây làng.

Ông Johnny Vásquez, người đã sống tại Arica suốt 60 năm qua, vẫn nhớ như in sự kiện đào cống năm nào. Khi xới đất để đi đường nước, ông và đội công nhân thi công phát hiện ra “xác ướp chồng chất thành từng lớp”. Năm 2004, khi một nhà thầu đào đất xây khách sạn, họ tìm thấy xương người đã khuất chỉ một mét dưới lớp đất bề mặt. Thay vì xây khách sạn, nhà thầu quyết định biến nơi đây thành bảo tàng.

Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó - Ảnh 3.

Tính tới giờ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hàng trăm xác ướp với mọi độ tuổi ngay bên dưới lớp đất nông. Theo lời giải thích của Vivien Standen, một nhà sinh khảo cổ học công tác tại Đại học Tarapacá, đất khu vực này chứa nhiều arsen tự nhiên, khiến tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ sảy thai của người xưa cao đến đáng buồn. Người Chinchurro còn có tục lệ bôi mangan lên người, nhưng tính độc của thứ kim loại này lại càng khiến tình trạng sức khỏe cư dân bản địa thêm tệ.

Việc sống giữa nghĩa địa dường như khiến đại đa số chúng ta bất an, nhưng ông Marina Esquieros, cư dân Arica lại không thấy vậy. “Tôi chẳng sợ gì. Tôi có cả gia đình ở đây mà. Chẳng bận tâm mấy tới việc thi thể nằm đây đó”.

Người Ai Cập nổi tiếng với xác ướp, nhưng lại không phải nền văn minh đầu tiên áp dụng nó - Ảnh 4.

Mô phỏng đầu của xác ướp Chinchorro.

Chúng ta thấy xác ướp, nhưng cư dân bản xứ không có con mắt đơn giản vậy. Họ coi đây là tổ tiên đang chăm lo cho cuộc sống thường nhật. “Chúng tôi cảm thấy rằng mình là hậu duệ của người Chinchorro”, anh Alfredo Guerrero cho hay. “Suốt 10 năm qua, tôi đã thấu cảm, về kể với gia đình mình rằng tôi sẽ chẳng bao giờ rời nơi đây. Tôi sẽ ở lại mãi, và sẽ luôn thăm viếng họ”.

Jorge Ardiles, một ngư dân địa phương đồng tình với nhận định này. “Họ cũng là người đánh bắt cá như chúng tôi đây vậy, họ từng ngụ tại chính mảnh đất này. Sau hàng ngàn năm, đến lượt chúng tôi sinh sống nơi đây. Với tư cách một làng chài, chúng tôi đã tự cho mình quyền coi dân làng là hậu duệ của họ, đó cũng là lý do chúng tôi muốn bảo tồn những gì họ để lại, như là di sản của cả cộng đồng vậy”.

Chúng tôi chính là người Chinchorro đương thời”, ngư ông Ardiles dõng dạc nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm