Người cha chưa từng kể của Alexander đại đế
Giấc mơ bất tử và cái chết bí ẩn của vị vua tàn bạo nhất Trung Hoa / Hoàng hậu làm mê mẩn 6 vị vua 60 năm
Aigai, vùng đất lịch sử huyền diệu
Tôi (tác giả Myrto Papadopoulos) lái xe qua con đường bụi bặm ở miền Bắc Hy Lạp, băng qua những tàn tích của một đô thị vĩ đại một thời. Những tảng đá vôi khổng lồ được khai thác từ hơn 23 thế kỷ trước nằm trồi lên mặt đất. Trên xe còn có một nhà khảo cổ học tên là Angeliki Kottaridi, trạc tuổi lục tuần với mái tóc màu đồng rực rỡ.
Angeliki là giám đốc điều hành tại Aigai (kinh thành xa xưa của nhà nước Macedonia), nơi mà hiện nay được tổ chức UNESCO bảo vệ như là một trong những di chỉ khảo cổ học quan trọng bậc nhất Châu Âu. Từ Aigai, Hoàng đế Philip II xứ Macedonia đã chinh phạt gần như hầu hết đế quốc La Mã cổ đại và xây dựng cung điện hoành tráng của mình vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (T.CN).
Vua Philip II đội mão hình sư tử trong bức họa có từ thập niên 1800. Người Macedonia cổ đại xem sư tử là biểu tượng của lòng dũng cảm. Ảnh nguồn: UIG / University Historical Archive / AKG-Images. |
Suốt một thời gian dài đằng đẵng, Vua Philip chỉ được người đời nhớ đến với tư cách là cha đẻ của Alexander Đại Đế. Nhưng, ngài thực sự là một người rất vĩ đại, một lãnh tụ quân sự kiêm chính trị gia tài ba – người đã định hình và xây dựng nên đế quốc Macedonia đầu tiên.
Tại Aigai, thông qua các cuộc khai quật đã cho thấy rằng vua Philip đã chuyển đổi đô thị cổ đại Macedonia, biến nó thành một biểu tượng của quyền lực và tham vọng. Ở Aigai còn có tàn dư của một hý viện ngoài trời do vua Philip dựng lên gần cung điện của mình, nhà vua ban giải trí cho các chức sắc đến từ Hy Lạp và vùng Balkan, cũng chính tại hý viện này mà Philip đã chết trong một vụ ám sát công khai gây chấn động quần thần.
Bảo tàng mới dự kiến sẽ khánh thành đón công chúng tham quan vào tháng Giêng năm 2021. Bảo tàng sẽ là nơi trưng bày hơn 6.000 hiện vật trải dài xuyên suốt 13 thế kỷ. Nhóm của bà Angeliki với đội ngũ nhân lực chỉ 75 người nhằm hoàn thiện gói trùng tu một phần cung điện của nhà vua Philip II trị giá 22 triệu USD (đây là cấu trúc xây dựng lớn nhất tại Hy Lạp cổ đại, lớn gấp 3 lần đền Parthenon ở Athens). Nhà khảo cổ Angeliki thừa nhận mất nhiều thập kỷ làm việc, nhóm của bà mới khai quật được 1% phế tích cổ đại.
Năm 2008, bà Angeliki được Tổng thống Hy Lạp, Karolos Papoulias đích thân trao Huy chương Vàng danh giá của Hội phượng hoàng vì những đóng góp to lớn về những kiến thức của thế giới cổ đại. Cũng tại Aigai, nơi Aexander Đại Đế đã phát động cuộc xâm lược đế quốc Ba Tư, nhà vua đã sử dụng đạo quân thiện chiến của phụ hoàng, và xâm lược nước ngoài là ý đồ của vua cha Philip.
Kiện toàn quân đội hùng mạnh
Angeliki Kottaridi và các đồng nghiệp của bà đã tìm thấy nhiều ngôi mộ cùng các đồ khâm liệm tinh xảo có niên đại từ 3.000 năm, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 7 TCN thì Aigai mới là kinh đô của đế quốc Macedonia, đó là khi Temenids (một hoàng gia Macedonian tuyên bố họ là hậu duệ trực tiếp của thần Dớt (Zeus) và Hercules) thiết lập kinh đô ở đây.
Tại Lefkadia (cách Aigai 20 dặm), Đại lăng Lefkadia là nơi tôn vinh lòng dũng cảm của người Macedonia. Ảnh nguồn: Myrto Papadopoulos. |
Nhà khảo cổ học Angeliki giải thích: “Trong tiếng Hy Lạp cổ đại, từ aigai có nghĩa là “dê”. Văn hóa của người Macedonia cổ đại (họ có gốc gác là những bộ lạc chăn thả gia súc và săn bắn sống ở phía Bắc núi Olympus) đã bị Hy Lạp hóa dưới thời trị vì của Temenid. Họ nói phương ngữ Hy Lạp và tôn thờ các vị thần Hy Lạp. Lớn lên tại triều đình Macedonia (đặt tại kinh đô hành chính Pella, nơi thực hiện các nghi thức cưới xin, tang chế và các nghi lễ khác), Thái tử Philip đã học cách săn bắn, cưỡi ngựa.
Nhà vua Macedonia tương lai còn học triết học, kịch nghệ và thơ ca Hy Lạp. Macedonia là một xã hội bạo lực, bất ổn, cường địch và được bao vây bởi nhiều kẻ thù. Năm Philip tròn 23 tuổi (năm 359 tCN), ông được bổ nhiệm làm Nhiếp chính vương và sau đó lên làm vua.
Nhà khảo cổ học Angeliki dẫn giải: “Vua Philip đã từng sống ở Thebes (Ai Cập) vài năm nên mang theo nhiều ý tưởng lạ đến Hy Lạp, chẳng hạn như việc truyền bá tiền xu; hoặc biến Macedonia thành một không gian chính trị năng động và cách mạng hóa quân đội”. Thực sự thì Macedonia không có quân đội biên chế chỉ có dân công và quân tình nguyện. Vua Philip đã đề ra cơ chế trả lương, huấn luyện và chế tạo vũ khí, cùng một hệ thống tiền thưởng và cấp đất đai tại những lãnh thổ đã chinh phạt được.
Tiếp bước truyền thống của các chiến vương Macedonia, vua Philip thường cưỡi ngựa đi tiên phong trong các trận chiến, nhà vua bị hỏng một mắt do trúng tên kẻ địch, và một chân bị thương nặng khiến ngài đi khập khiễng cả đời. Vua Philip nắm trong tay 1 vạn lính bộ binh (có thể tăng thành 2,4 vạn lính) và 600 kỵ binh (có thể tăng thành 3000 lính).
Không thành quốc nào ở Hy Lại khi đó sở hữu đạo quân lớn đến thế. Nhờ việc cưới đến 7 người vợ đã khiến cho Philip II làm chủ gần hết lãnh thổ Hy Lạp (một vùng đất lớn của Balkan và vùng đất mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã được cai trị bởi người Macedonia).
Mời Aristotle dạy con thành nhà quân sự
Thật là kỳ diệu khi biết rằng Alexander (nhà chinh phạt vĩ đại nhất thế giới thời cổ đại) đã là học trò của Aristotle (triết gia vĩ đại). Đó là ý tưởng siêu khôn ngoan của phụ hoàng Philip. Alexander (con trai của bà vợ thứ 4, Olympias) là một đứa nhỏ cứng đầu và khôn lanh khác thường.
Khi Alexander tròn 13 tuổi, vua Philip triệu Aristotle vào cung. Nên biết rằng cha đẻ của Aristotle là bạn thân và cũng là quan thái y của vua Amyntas III (cha ruột của vua Philip). Trong vòng 3 năm sau đó, Aristotle đã kiên trì truyền thụ kiến thức cho Alexander gồm các môn sinh học, đạo đức, văn học, toán học, y học, triết học, chính trị, hùng biện và động vật học, cũng như hoàng tử nhỏ phải học cả nghệ thuật chiến đấu.
Chiếc rương vàng đựng tro cốt và vòng hoa vàng trong lăng mộ vua Philip. Ảnh nguồn: Myrto Papadopoulos. |
Thực vậy, các đồng nghiệp của bà Angeliki Kottaridi đã khai quật một phần khu phức hợp trường giáo dục nằm cách Aigai 7 dặm, họ cho rằng nó có từ thời của vua Philip II, giờ đây các nhà khảo cổ học tin rằng Aristotle đã dạy cho Alexander và có lẽ là 150 môn sinh khác tại ngôi trường này. Mục tiêu của Philip là muốn tạo ra một đội ngũ lính tráng tinh hoa đủ sức để chinh phạt đế quốc Ba Tư.
Nhà khảo cổ học Graekos lại cho rằng ngôi trường thực sự phải nằm ở thành phố Veria, nơi mà xưa kia Alexander và Aristotle cùng đến đó vì nơi đó gần Aigai và có không khí dễ chịu. Chính sở thích say mê thiên nhiên của thầy Aristotle đã truyền sang học trò Alexander khi ông chinh phạt khắp Châu Á và gửi về cho Aristotle rất nhiều mẫu vật thực, động vật. Tuy nhiên ở thầy trò họ vẫn tồn tại sự bất đồng.
Trong khi Aristotle cho rằng những người không phải Hy Lạp thường man rợ và chỉ có thể làm nô lệ, thì Alexander lại muốn trao quyền công dân cho bất kỳ đối tượng nào trên bước đường mà ngài chinh phạt ở Afghanistan và Ba Tư cũng như ở Macedonia.
Ông Anthony Everitt, tác gia người Anh của cuốn tiểu thuyết “Alexander Đại Đế” mới phát hành gần đây, phát biểu rằng “Một khi xâm chiếm thành công các vùng đất, Alexander bỗng phát sinh tình cảm thích chiến đấu và cho rằng chiến tranh mang lại vinh quang. Vị hoàng đế nghĩ đến giải pháp căn cơ nếu một mai đánh bại đế quốc Ba Tư, đó là dùng người bản xứ trị người bản xứ. Dần dà chính giải pháp cai trị này đã dẫn đến sự lai tạp văn hóa”.
Phát hiện thế kỷ trong đại cổ mộ
Năm 1977, ở tuổi 20, Angeliki Kottaridi đang là sinh viên ngành khảo cổ và khi đó Giáo sư Manolis Andronikos (thầy dạy của Angeliki) đã ghé coi một hố khai quật ở Aigai. GS Manolis đã khai quật ra tumuli (gò mộ) tại một nơi nằm gần ngôi làng Vergina. Sử gia người Anh, Nicholas Hammond, cho rằng tumuli và phế tích cung điện thuộc về đô thị biến mất Aigai, và GS Manolis tán thành nhận định này.
Sau khi vương quốc Macedonia bị chia tách về tay người La Mã vào thế kỷ thứ 2 tCN, Aigai rơi vào suy tàn và vô định. Đầu thế kỷ thứ 1, một trận lở đất cực lớn đã chôn vùi toàn bộ Aigai, mặc dù một gò mộ lớn có thể được nhìn thấy ở rìa đồng bằng. GS Manolis gọi đó là Đại Cổ Mộ, cũng là nơi 2 thầy trò (Manolis và Angeliki) đang khai quật.
4,8m bên dưới mặt đất là một hố nhỏ, GS Manolis khám phá ra 2 lăng mộ hoàng gia có niên đại vào thế kỷ thứ 4 tCN. Các ngôi mộ lân cận có dấu hiệu bị “hôi của”. Đêm đó cùng với toán lính gác, 2 nhà khảo cổ hầu như không ngủ. Sáng ngày hôm sau, họ thận trọng mở cánh cửa đá cẩm thạch của lăng mộ đầu tiên. Bên trong là một căn phòng lớn có mái vòm với rất nhiều những cái vò bằng gốm, bạc, đồng, áo giáp và vũ khí.
Trên một vách tường có vẽ vua Philip II và hoàng tử bé Alexander trong tư thế cỡi ngựa, săn sư tử và muông thú. Mở chiếc quách bằng đá cẩm thạch, GS Manolis thận trọng nhìn thấy một quan tài vàng, nhấc nắp, ông thấy những đoạn xương cháy, nếu niên đại chính xác thì đây đích thị là hài cốt của vua Philip II! Phát hiện chấn động đã lan truyền trên hầu khắp các mặt báo, và được ngợi ca là sự kiện khảo cổ học thế kỷ.
Năm 1978, GS Manolis đồng hành cùng nữ sinh – phụ tá Angeliki Kottaridi, họ đã mở cửa lăng mộ còn nguyên vẹn của Alexander IV (con trai của Alexander Đại đế). Sau khi hoàn thành luận án vào năm 1981, bà Angeliki làm phụ tá cho GS Manolis cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1989 thì bà tự làm việc một mình ở di chỉ Aigai từ năm 1991.
Bà Angeliki khoe: “Kể từ khi còn thầy (GS Manolis), chúng tôi đã khai quật hơn 1.000 ngôi mộ, phát hiện ra nhiều thôn trang, đường sá, công sự cổ”. Kế hoạch của bà Angeliki là xây dựng nên Bảo tàng mộ hoàng gia (hoàn tất vào năm 1993) nằm ngay bên trong Đại Cổ Mộ, tại đó người xem có thể ngắm các ngôi mộ, tranh bích họa và rất nhiều món châu báu vàng vốn thuộc về Philip II, Alexander IV và các vì vua khác.
Vua Philip II bị hành thích
Địa điểm có tòa cung điện vĩ đại nằm cách bảo tàng mộ hoàng gia khoảng 1 dặm mà nhà khảo cổ Angeliki hiện đang phục hồi. Sân chầu chính của nó rộng đến 12.077m2 (tương đương căn phòng cho 8.000 người tụ tập).
Đến năm 336 tCN (tức chỉ mới lên ngôi trong vòng 2 thập niên), vua Philip đã biến đổi Macedonia từ một xứ sở chật vật đấu tranh thành một siêu cường đế quốc, và khi đó nhà vua đang lên kế hoạch xâm chiến đế quốc Ba Tư ở Tiểu Á. Ngài phái đi siêu đạo quân với 1 vạn người, phần sau của đạo quân là đám rước cưới cô con gái Cleopatra (không có kết nối nào liên quan tới Nữ hoàng Ai Cập).
Tại hý viện ngoài trời, Vua Philip mặc áo choàng trắng và đội vương miện vàng, không đeo binh khí (khác hoàn toàn với đàn ông Macedonia thường xuyên đeo thứ này). Trong tiếng vỗ tay reo hò như sấm dậy, bỗng đột nhiên một thị vệ cầm dao găm đâm vào ngực hoàng đế, “cú đâm thấu mạng sườn”, theo tiết lộ của sử gia Diodorus.
Tên thích khách chạy đến cổng thành nơi có đám ngựa chờ sẵn, nhưng 3 thị vệ đã đuổi theo y và hạ sát tại chỗ. Sát nhân là Pausanias xứ Orestes (Thượng Macedonia), một kẻ đồng tính luyến ái có quan hệ với vua Philip, trong khi nhà vua lại “yêu” bạn trai Attalus. Có hay không việc Pausanias ám toán nhà vua Philip vốn xuất phát từ mối quan hệ tay ba này? Hoặc giả có kẻ nào đó muốn mượn tay Pausanias để giết Philip như một cách triệt hạ đối thủ lợi hại?
Về phần mình, bà Angeliki cho rằng có một âm mưu trong hàng ngũ quý tộc Macedonia: luôn có những vụ thanh toán đẫm máu trong hoàng cung, cũng như các nhà vua ở Aigai (ngoại trừ vua Philip 46 tuổi) đều chết khi chưa kịp đến tuổi già. Mặt khác, dù là một chỉ huy tài ba, nhưng nếu không có sẵn cỗ máy chiến tranh của phụ hoàng Philip, thì Alexander cũng chẳng làm nên trò trống gì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù