Khám phá

Người đàn ông bị rắn cắn gần 4.000 lần, chuyên tay không bắt rắn khổng lồ

Vava Suresh được mệnh danh là “Người Rắn”, nhiều lần phải nhập viện vì rắn cắn nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi sứ mệnh nguy hiểm.

Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi / Giải mã bí ẩn hồ nước tuyệt vọng, bẫy chết dưới lòng đại dương

Điện thoại đổ chuông. Đầu dây bên kia nói hoảng loạn: “Xin chào, đây có phải Vava Suresh không?”
Vava Suresh trả lời: “Đúng vậy”
Người bên kia tiếp: “Thưa ông, có một con rắn trong nhà tôi. Hãy giúp tôi!”.
Suresh đáp: “Chắc chắn rồi, bạn đang ở đâu?”
Đó là kiểu cuộc gọi mà chuyên gia về rắn Vava Suresh nhận được hằng ngày trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh của mình: giải cứu rắn.
Suresh nổi tiếng vì các nhiệm vụ giải cứu những con rắn nguy hiểm bò vào môi trường sống của con người.
Nguoi dan ong bi ran can gan 4.000 lan, chuyen tay khong bat ran khong lo
Thường thì anh phải đối mặt với các loài bò sát có nọc độc mạnh như rắn hổ mang chúa, rắn lục.
Là một nhà bảo tồn động vật hoang dã và chuyên gia về rắn, cho đến nay, Suresh đã giải cứu 152 con rắn hổ mang chúa, theo kênh truyền hình Kaumudy.
Rắn hổ mang chúa được cho là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên Trái Đất.
Suresh, chuyên gia 43 tuổi, làm việc một cách nghiêm túc, nhận thức đầy đủ về các nguy cơ.
Với Suresh, bắt rắn là nhiệm vụ của cuộc đời. Anh ước tính mình đã bị rắn cắn khoảng 3.883 lần, trong đó, 387 lần là rắn độc, theo tờ Indian Times.
Trong sự nghiệp gần 30 năm, Suresh, người được mệnh danh là “Người Rắn”, đã trải qua một số trải nghiệm cần kề cái chết, phải nhập viện và nằm phòng chăm sóc đặc biệt hơn chục lần.
Chuyên gia nói anh sống sót nhờ lời cầu nguyện của gia đình và những người hảo tâm và không có ý định thay đổi nghề nghiệp.
Trả lời tờ India Times, Suresh, cư dân thủ phủ Thiruvananthapuram của bang Kerala, Ấn Độ, cho biết anh bắt được con rắn đầu tiên khi đang là học sinh.
"Con rắn đầu tiên tôi bắt được là một con rắn hổ mang. Lúc đó tôi chỉ tò mò”, Suresh kể. “Tôi đang đi học về và thấy con rắn bên bờ suối. Tôi nhặt nó lên và mang về nhà”.
“Rõ ràng là mọi người hoảng sợ và yêu cầu tôi vứt nó đi. Nhưng điều này chỉ làm tăng sự tò mò của tôi về rắn, con vật mà ai cũng sợ hãi”, chuyên gia nói.
Sau khi học xong, Suresh quyết định dành cuộc đời của mình để nghiên cứu về rắn.
Kể từ đó, anh đi khắp bang Kerala để giải cứu rắn và các sinh vật hoang dã khác lạc vào khu sinh sống của con người.
Đôi khi, Suresh mạo hiểm mạng sống của mình để cứu rắn.
"Đã có những lúc tôi dành 7-8 giờ để bắt một con rắn. Đôi khi rắn ở trên ngọn cây và trong khi tôi cố gắng kiểm soát nó, nó tiếp tục di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác, khiến công việc của tôi rất khó khăn”, chuyên gia chia sẻ.
Trung bình, Suresh nói anh nhận được hơn 200 cuộc gọi từ khắp bang, hỏi về rắn hoặc nhờ bắt rắn.
Vào những ngày không đi bắt rắn, Suresh phát biểu tại các cuộc hội thảo để nâng cao nhận thức về rắn. Anh nói mọi người “đừng sợ rắn và đừng giết bất kỳ con rắn nào bạn nhìn thấy”.
Suresh nói anh muốn nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò quan trọng của loài rắn trong hệ sinh thái và chúng đã giúp duy trì sự cân bằng trong tự nhiên như thế nào.

Theo kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm