Người đàn ông sống đến 256 tuổi, có 24 bà vợ và 180 con cháu
Bánh Trung thu bán ế sẽ được dùng để làm gì? / Rùng rợn những địa điểm mang lời đồn bị ma ám ở Campuchia
Bạn có biết người sống thọ nhất trong lịch sử là ai không? Nếu nhìn vào truyền thuyết Trung Hoa thì Bành Tổ là người lớn tuổi nhất trong lịch sử. Cả “Quốc ngữ” và “Sử ký” đều ghi chép rằng Bành lão nhân sống đến 800 năm mới lìa trần.
Bành Tổ là người sống từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, là cháu 6 đời của vua Chuyên Húc (tức Huyền Đế). Ông từng sống dưới triều đại vua Nghiêu, Thuấn, rồi đến nhà Hạ, cho tới khi kết thúc thời nhà Thương, lão Bành đã 767 tuổi mà vẫn còn khỏe mạnh. Trải qua 800 năm, ông là lão nhân trường thọ và mạnh khỏe nhất trên thế giới. Những bí quyết dưỡng sinh của ông sau đó được người đời chính lý thành bộ “Bành Tổ kinh” và lưu truyền cho hậu thế.
Còn theo ghi chép trong các văn tự cổ thì một trong những người sống lâu nhất có tuổi thọ trên 250 năm. Đó chính là trường hợp cụ ông Li Ching-Yun (Trung Quốc) sống trường thọ tới 256 mùa xuân. Cụ có đến 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời. Thị lực của cụ luôn tốt, sắc mặt không có gì khác so với những người kém cụ 2 thế kỷ.
Người đàn ông sống đến 256 tuổi, có 24 bà vợ và 180 con cháu. Ảnh minh họa
Theo tiết lộ của nhóm tác giả bài viết trên hai tạp chí Time và New York Times về trường hợp này, sở dĩ họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Trước khi mất, cụ Li đã phải chứng kiến 23 người vợ của mình qua đời, tổng số con cháu của cụ lên tới 180 người. Nhóm tác giả cho hay, ông cụ Li sống lâu đến vậy là nhờ có tâm hồn thanh thản và luôn tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.
Về cuộc đời cụ lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Cụ sinh ra và mất đi tại tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cụ từng nói rằng mình sinh năm 1736. Tuy nhiên, dựa vào nhiều tài liệu, hồ sơ thì vào năm 1930, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien của trường Đại học Thành Đô đã phát hiện ra “giấy chứng sinh” của Hoàng gia cũng như những bức thư chúc thọ của các Hoàng đế nhà Thanh, cho thấy rõ Li được sinh ra vào năm 1677 (năm Khang Hy thứ 17) tại huyện Kỳ Giang (tỉnh Tứ Xuyên).
Vào các năm 1827 và 1877, triều đình nhà Thanh đã cử hành lễ mừng thọ 150 tuổi và 200 tuổi cho cụ một cách long trọng. Trong các bức thư chúc mừng này còn khẳng định: cụ Li Ching-Yun là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó.
Năm 1933, sự ra đi của Li Ching-Yun đã được báo chí khắp thế giới đưa tin, bao gồm cả những tờ báo uy tín nhất thế giới đương thời như tạp chí Time và New York Times.
Theo các tài liệu, được biết trong chế độ ăn uống của cụ Li Ching -Yun chủ yếu là thực vật và trái cây hoang dã có trên núi. Các dược thảo mà cụ ăn hàng ngày gồm có wolfberry (một loại trái cây thơm ngon đuơc biết từ lâu là bổ mắt và não), He Shou Wu (hay còn gọi là Hà thủ ô, có tác dụng hồi phục sức khỏe nhanh chóng và chống lão hóa) và nhân sâm. Ông cụ ăn Wolfberry sống và nấu chín He Shou Wu với nhân sâm. Cũng có bằng chứng nói rằng khoảng 2 năm một lần cụ ăn cá và thịt động vật hoang dã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo