Người đo áo dài bằng mắt khiến Nam Phương hoàng hậu thán phục
Vì sao vua Bảo Đại đặt tên cho hoàng hậu của mình là Nam Phương? / Bảo Đại cưới Nam Phương Hoàng hậu do người Pháp sắp đặt?
Người đo áo dài bằng mắt
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.
Xưa kia, áo dài ở đây được khâu hoàn toàn bằng tay nhưng mũi khâu điệu nghệ đến mức người ta không thể phát hiện ra đường chỉ khâu ở viền áo.
Một cổng ngõ ở làng Trạch Xá. |
Không chỉ thế, một số thợ may áo dài ở Trạch Xá còn có biệt tài đo áo dài bằng mắt.
Trải qua nhiều năm thăng trầm, ngày nay,nhiều ngườiở Trạch Xá vẫn truyền miệng câu chuyện về nghệ nhân Tạ Văn Khuất - người được vinh dự mời vào Huế may áo dài cho vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Chuyện kể rằng, khi ông Khuất lên đường vào Huế, mọi người ở nhà rất lo. Chỉ sợ ông may không khéo, bị vua quở trách, danh tiếng của làng cũng vì thế mà ảnh hưởng theo.
Ông Khuất chỉ mỉm cười không nói gì.
Ngày vào cung, sau khi đo áo cho vua Bảo Đại xong, nghệ nhân Tạ Văn Khuất được mời ngồi một chỗ để chờ Hoàng hậu. Khi nào có lệnh ông mới được vào đo lấy mẫu.
Nhưng vì hoàng hậu quá bận việc tiếp khách, ông Khuất chỉ có thể nhìn bà ở vị trí cách xa hàng chục mét.
Đến ngày dâng lên vua và hoàng hậu bộ sắc phục, ai cũng bất ngờ và thán phục vì bộ áo dài được may vừa vặn, đẹp đến từng chi tiết.
Lúc này, hoàng hậu mới hay, người may áo dài cho bà chỉ đo bằng mắt nhìn từ xa.
Từ đó, tiếng tăm nghề may áo dài Trạch Xá càng ngày càng lan rộng.
Nghề may chỉ truyền cho con trai
Nổi tiếng hàng trăm năm với nghề may áo dài, nhưng ở Trạch Xá, người cầm kim chỉ làm nghề lại chính là cánh mày râu.
Kể về nghề, ôngNguyễn Văn Nhiên (SN 1933)-ngườimay áo dài hiện có độ tuổi cao nhất nhì làng Trạch Xá cho biết: ‘Bà tổ nghề là Nguyễn Thị Sen - Tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng. Với đôi bàn tay khéo léo và yêu thích may mặc, bà đã học được nghề may trong chốn Hoàng cung.
Sau khi xảy ra nhiều biến cố, bà đưa các con về làng Trạch Xá để sinh sống. Tại đây, bà đã truyền nghề may áo dài cho dân làng. Từ đó, nghề may áo dài được cha truyền con nối, thế hệ trước dạy cho thế hệ sau và trở thành nghề truyền thống của làng’.
Ông Nguyễn Văn Nhiên (SN 1933) - thợ may áo dài làng Trạch Xá. |
Có nghề trong tay, người dân Trạch Xá đi khắp nơi để kiếm thu nhập. ‘Đặc biệt, cứ sau khi ăn Tết là từng tốp đàn ông, tay mang hành lý, trong đó có bộ quần áo, cái kéo, viên phấn, kim chỉ, thước vạch lên mạn Bắc Ninh. Ở đây có nhiều lễ hội nên nhu cầu may đo áo dài rất lớn. Trung bình một chiếc áo, thợ lành nghề sẽ khâu xong trong 1- 2 ngày. Toàn bộ thời gian may đo sẽ ở lại nhà chủ’, ông Nhiên nói.
‘Chính vì đặc thù công việc phải đi xa và ăn ở tại nhà chủ như thế nên phận gái không thể theo được. Họ chỉ đóng vai trò là hậu phương, đảm đương mọi công việc từ đồng áng đến quán xuyến gia đình’, ông Nhiên lý giải việc người Trạch Xá chỉ truyền nghề may cho con trai.
Ngày nay, tuy nhiều phụ nữ ở Trạch Xá đã được dạy nghề may đo áo dài, tuy nhiên, hình ảnh người đàn ông ngồi tỉ mẩn bên đường kim mũi chỉ ở nơi đây vẫn là đặc trưng.
‘Hầu như, đàn ông lớn tuổi ở Trạch Xá, ai cũng biết may áo dài’, ông Đỗ Minh Khang (58 tuổi, người làng Trạch Xá) cho hay.
Theo ông Khang, để làm được nghề, trung bình một người phải học khoảng 2 năm. ‘Trước kia, áo dài Trạch Xá được khâu hoàn toàn bằng tay. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng lớn, nhiều thợ đã chuyển sang may áo dài bằng máy. Mỗi ngày, với việc may bằng máy, thợ ở Trạch Xá có thể hoàn thành 4 -5 cái áo dài.
Thế nhưng, khi khách có yêu cầu khâu bằng tay, các thợ ở đây vẫn có thể đáp ứng’, ông Khang nói.
Ông Khang ngồi tỉ mẩn may áo dài. |
Người thợ 58 tuổi này cũng cho biết, hiện ở Trạch Xá đã có nhiều cửa hàng may đo và bán sẵn áo dài. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chủ yếu nhận đơn từ các cửa hàng lớn trên nội thành Hà Nội.
‘Hàng ngày sẽ có 5 người vận chuyển đơn hàng từ các hộ dân trong làng đến các cửa hàng lớn trên nội thành và ngược lại. Công việc đều đặn nên thu nhập củamọi ngườicũng khá. Trung bình một thợ lành nghề có thể kiếm khoảng 10 triệu mỗi tháng’, ông Khang cho biết.
Ông Nguyễn Văn Miến, trưởng thôn Trạch Xá cũng cho biết, bên cạnh câu chuyện về nghệ nhân Tạ Văn Khuất, ở Trạch Xá còn có cụ Lê Văn Muối là người may áo dài cho vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Tuy nhiên, trong khi cụ Khuất được mời vào Huế thì cụ Muối được vua Bảo Đại đến tậncửa hàngở Hà Nội để đặt may.
Sự nổi tiếng về tay nghềkhiến cho nghề may áo dài truyền thống ở Trạch Xá phát triển cho tới tận ngày hôm nay. 'Hiện 80% người dân trong thôn vẫn theo nghề may đo áo dài. Nhiều hộ gia đình có kinh tế khấm khá. Họ còn mở được cửa hàng, cửa hiệu ở khắp các tỉnh thành trên cả nước', ông Miến nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?