Người Đức làm gì với xe tăng T-34 huyền thoại của Liên Xô trong Thế chiến II
'Kinh hoàng' với trận đấu xe tăng đẫm máu nhất lịch sử / Vì sao Hồng quân Liên Xô phải dùng chó cảm tử để tấn công xe tăng Đức
Т-34 là loại xe tăng huyền thoại tốt nhất của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Được vũ trang và bảo vệ tốt, cũng như nhờ tính cơ động và chạy nhanh, chúng không có đối thủ trên chiến trường trước năm 1942.
“Xe tăng Т-34 chạy tốt trên mọi địa hình. Chúng có thể hoạt động ở những nơi mà theo tiêu chuẩn của chúng tôi là không thể. Vũ khí trên Т-34 cũng cực kỳ hiệu quả. Đối với bộ binh Liên Xô, xe tăng này là phương tiện mở đường và hỗ trợ tuyệt vời”, Thượng tướng Johannes Friessner - Chỉ huy Tập đoàn quân “Phía Nam Ukraine” của quân đội Đức, nhớ lại.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Đương nhiên, cỗ máy này có một vị trí xứng đáng trong quân đội Đức Quốc xã. Từ những chiếc T-34 chiến lợi phẩm, người Đức đã thành lập nên các tiểu đoàn hoàn chỉnh.
Trong lực lượng vũ trang Đức Quốc xã
Những chiếc dòng Т-34-76 đầu tiên xuất hiện trong lực lượng vũ trang Đức Quốc xã vào mùa Hè năm 1941 có ký hiệu là Pz.Kpfw.T-34-747 (r), trong đó chữ “r” thể hiện xuất xứ từ Nga. Gần 300 chiếc như vậy có trang bị pháo 76mm đã tham gia trong Thế chiến lần thứ hai.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm được trang bị trạm radar và dụng cụ quang học của Đức. Một số chiếc được hàn lắp thêm tháp chỉ huy để tăng tầm nhìn cho các kíp lái trưởng.
Vấn đề nghiêm trọng là thiếu đạn dược và phụ tùng thay thế. Điều này gây nên không ít khó khăn trong quá trình vận hành, sử dụng và chiến đấu của xe tăng. Một số chiếc Т-34 bị buộc phải tháo rời từng chi tiết để đảm bảo khả năng chiến đấu cho những chiếc khác. Đạn pháo dùng cho T-34 được lấy từ những chiếc xe bị hỏng của Liên Xô, thậm chí ngay trong lúc xảy ra chiến sự.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Nhằm tránh bắn nhầm những chiếc T-34 chiến lợi phẩm của Liên Xô, trên thân và tháp xe tăng có ghi nhiều biểu tượng nhận dạng “Balkenkreuz” của quân đội Đức hoặc hình chữ Vạn cỡ lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự căng thẳng, lính pháo binh thường không để ý những biểu tượng đó và khai hỏa vào hình những chiếc xe tăng Liên Xô.
Những chiếc T-34 trong quân đội Đức Quốc xã không những được sử dụng với mục đích chiến đấu, mà còn hoán cải thành máy kéo cải tiến hoặc bệ pháo cao xạ tự hành. Trong trường hợp cần thiết, tháp pháo xe được tháo rời ra, sau đó được thay thế bằng tháp xoay đặc biệt có gắn pháo cao xạ 20mm Flakvierling 38. Những chiếc T-34 bị hư hỏng nặng được đặt trên toa trần của tàu hỏa bọc thép để sử dụng như các bệ pháo.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Trong lực lượng SS của Đức Quốc xã
Dòng xe tăng nổi tiếng này của Liên Xô được sử dụng nhiều nhất là trong lực lượng SS của Đức Quốc xã, cụ thể là trong Sư đoàn cơ giới SS-Reich (từ ngày 22/10/1943 đổi tên thành Sư đoàn Tăng thiết giáp). Sau khi chiếm Kharkov ngày 18/3/1943, Sư đoàn này nắm giữ gần 50 chiếc T-34 không còn khả năng chiến đấu chờ sửa chữa.
Sử dụng Nhà máy sản xuất máy kéo Kharkov, những đơn vị chiến đấu đặc biệt của Đức khôi phục lại vài chục chiếc xe tăng và trên cơ sở đó thành lập nên một đại đội riêng thuộc Sư đoàn SS-Reich - đơn vị lớn nhất trong lực lượng vũ trang Đức Quốc xã sử dụng T-34 chiến lợi phẩm của Liên Xô.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Tổng cộng có 25 chiếc được đưa vào sử dụng. Còn 12 chiếc được gửi đến Trường Bộ binh của lực lượng SS “Kinschlag”, nơi các học viên trẻ học các bài học về chống tăng.
Xe tăng Liên Xô trong Sư đoàn SS-Reich tham gia vào trận đánh quyết định tại vòng cung Kursk. Do đến thời điểm này dòng xe tăng Т-34-76 đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, nên người Đức không sử dụng chúng để tạo đột phá chớp nhoáng trên chiến trường, mà sử dụng như là phương tiện chống tăng.
Ảnh: Bundesarchiv. |
Sau trận vòng cung lịch sử Kursk, những chiếc xe tăng dòng Т-34-76 cũ kỹ dần dần được loại ra khỏi biên chế của quân đội Đức. Tuy vậy, một số chiếc vẫn được Đức Quốc xã dùng để bảo vệ Berlin vào tháng 5/1945.
Năm 1944, trong biên chế của Hồng quân Liên Xô xuất hiện xe tăng dòng Т-34-85 hoàn thiện hơn và được trang bị pháo 85mm. Tuy nhiên, số lượng những chiếc xe tăng này do người Đức nắm giữ không quá vài chục chiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!