Người La Mã cổ đại đã khiến căn bệnh kinh khủng này hoành hành và lây lan xuyên lục địa
Chiến thuật đánh lừa kẻ thù siêu đẳng của Thành Cát Tư Hãn / Đây là lý do vì sao tơ nhện mỏng manh mà bền gấp 5 lần thép
Một trong những căn bệnh kinh khủng nhất trong lịch sử loài người, lọt top 10 căn bệnh gây chết người nhiều nhất, là bệnh lao phổi. Dù đã quá lâu rồi từ cái thời "tứ chứng nan y", nhưng ít nhất cũng hàng triệu người mỗi năm phải tử nạn vì chứng bệnh này.
Và thậm chí theo một nghiên cứu vào năm 2015, có đến 1/4 dân số thế giới - khoảng 1,7 tỷ người - vẫn đang mang trong mình khuẩn bệnh lao. Tất nhiên, không phải cứ nhiễm khuẩn là phát bệnh, nhưng điều này cũng có nghĩa rằng đến một thời điểm nào đó thích hợp, khuẩn lao sẽ bùng phát và tấn công chúng ta.
Một trong những căn bệnh kinh khủng nhất trong lịch sử loài người đó là bệnh lao phổi.
Nhưng nguồn gốc của căn bệnh này là từ đâu? Và tại sao chúng lây lan? Câu hỏi này từ lâu đã làm đau đầu các nhà khoa học, nhưng rồi chúng ta cũng có câu trả lời.
Một nghiên cứu mới đây đã lần theo các dấu vết di truyền của khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). Kết quả, căn bệnh này có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng nguồn cơn của sự lây lan lại đến từ đế quốc La Mã thời cổ đại.
Các chuyên gia từ ĐH Wisonsin-Madison (Mỹ) đã kết luận rằng người La Mã ở thời điểm hùng mạnh nhất đã vô tình tạo ra một con đường khiến khuẩn lao phát tán ở tầm cỡ xuyên lục địa.
Ở thời điểm hiện tại, có 7 chủng khuẩn lao chính được xác định trên toàn thế giới. Tất cả đều có nguồn gốc từ vài chục ngàn năm trước tại châu Phi. Và sau khi sử dụng các phương pháp theo dõi ADN, nhóm chuyên gia đã xác định được thời điểm khuẩn bắt đầu lây lan ra toàn lục địa, và vươn sang cả những châu lục khác.
Dịch bệnh bắt đầu bùng nổ cũng trùng với thời điểm hoàng kim của đế chế La Mã.
"Chúng tôi muốn áp dụng các dữ kiện di truyền này vào hoàn cảnh lịch sử thực tế" - trích lời Caitlin Pepperell, tác giả nghiên cứu.
Theo đó, thời điểm 4000 - 6000 năm trước, các chủng khuẩn lao vẫn chưa đa dạng. Chúng cũng không lan ra quá rộng. Nhưng rồi vào thế kỷ thứ I sau CN, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.
"Đây là thời điểm trùng với khi đế quốc La Mã đang phô trương sức mạnh. Họ liên tục di chuyển để khám phá khắp các vùng Địa Trung Hải" - Pepperell cho biết.
"Nhờ vậy, họ đã tạo ra một con đường để khuẩn lao bắt đầu lan tỏa".
Các nhà tắm chung của người La Mã cổ đại cũng góp phần khiến dịch bệnh lan nhanh hơn
Các cuộc viễn chinh của người La Mã đã tạo điều kiện để những người chưa từng mắc bệnh cũng tiếp xúc với bệnh lao. Và vấn đề là sự tiếp xúc này không nhất thiết phải là giữa người với người.
Theo Pepperell, các cỗ máy chiến tranh của người La Mã (máy phóng tên, máy bắn đá...) có thể mang theo mầm bệnh. Ngoài ra, truyền thống tắm chung trong các nhà tắm công cộng cũng góp phần khiến khuẩn lao lây nhiễm nhanh hơn.
Tại sao nghiên cứu này lại quan trọng?
Như đã nêu, lao phổi không còn là một căn bệnh khó chữa, nhưng nó vẫn rất nguy hiểm. Hơn nữa, việc ngày càng có nhiều khuẩn kháng thuốc xuất hiện có thể khiến lao phổi một lần nữa trở thành dịch bệnh cực kỳ nghiêm trọng.
Để dự đoán được cách dịch bệnh lan truyền trong tương lai, chúng ta cần phải hiểu căn bệnh này xuất hiện như thế nào. Đó là lý do Pepperell đứng ra thực hiện nghiên cứu này.
Và đây không phải là nghiên cứu duy nhất. Các chuyên gia cần phải làm việc nhiều hơn, nhằm đưa ra những phương án tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
CLIP: Trận chiến sinh tử giữa nai sừng tấm và gấu xám, cái kết đầy bất ngờ