Người nông dân đào được 'thần thú' đem giấu kín trong nhà, hàng xóm đe dọa: Tôi sẽ báo cảnh sát!
Những bức ảnh thiên văn tuyệt đẹp và ấn tượng nhất nửa đầu năm 2021 / Hầu hết người Mỹ tin người ngoài hành tinh có thật và cho rằng họ đã đến thăm Trái Đất
Vào tháng 2 năm 1963, một lão nông tên Zhao Zhenxiu ở làng Đậu Mã, huyện Hình Bình, tỉnh Thiểm Tây đã đào được một con tê giác bằng đồng khi ông đang đào móng xây nhà.
Tác phẩm điêu khắc có chiều dài khoảng 66cm và cao khoảng 34cm. Dựa vào hình dáng của con tê giác, người nông dân phán đoán đây nhiều khả năng là một di tích văn hóa giá trị. Theo đó, ông Zhao Zhenxiu đã có ý định giấu di tích văn hóa để đem bán tại chợ đen.
Tuy nhiên, "giấy không bọc được lửa", chẳng bao lâu sau chuyện Zhao Zhenxiu đào được cổ vật đã được nhiều người biết đến, nhiều người hiếu kỳ đã đến tận nơi để chiêm ngưỡng. Một số người khuyên ông Zhao nên giao nộp nhưng ông không có ý kiến gì về vấn đề này.
Tê giác bằng đồng được người nông dân Zhao Zhenxiu tìm thấy (Nguồn: Baike.baidu)
Bẵng đi một thời gian, sự việc tưởng như lắng xuống thì một người hàng xóm với ông Zhao trước đây từng làm việc ở Viện nghiên cứu khảo cổ Thiểm Tây đích thân tìm đến thuyết phục ông giao nộp di tích. Người hàng xóm này còn đe dọa sẽ báo cảnh sát và đích thân viết thư cho Viện nghiên cứu để báo cáo về con tê giác.
Rất nhanh sau khi báo cáo được gửi đi, một nhóm khảo cổ đã tìm đến nhà Zhao Zhenxiu.
Trưởng nhóm tiến hành xác định sơ bộ con tê giác bằng đồng và đưa ra kết luận: Di vật văn hóa này rất quý và thuộc di tích văn hóa cấp quốc gia, nhóm đã thuyết phục Zhao Zhenxiu hợp tác giao nộp di tích này càng sớm càng tốt.
Trưởng nhóm đã thuyết phục Zhao Zhenxiu rằng tất cả các di tích văn hóa được khai quật từ lòng đất đều thuộc về nhà nước, các cá nhân không được phép che giấu di tích văn hóa. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ di tích văn hóa, còn nếu không chịu giao nộp sẽ phải đối diện với pháp luật.
Tê giác được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc (Nguồn: Kknews)
Sau khi nghe những lời này, Zhao Zhenxiu dường như nhận ra ý định ban đầu không thể thực hiện nên đã đồng ý giao nộp di vật văn hóa ngay tại chỗ. Cuối cùng ông nhận được phần thưởng là 50 tệ và được trao giấy khen bảo vệ di tích văn hóa.
Khi con tê giác này được đưa về Bảo Tàng Quốc gia Trung Quốc, tác phẩm điêu khắc đã trở thành một trong những di tích văn hóa quý giá nhất tại đây. Các chuyên gia đặt tên cho nó là "Tây Hán thác kim ngân vân căn thành đồng tê tôn "(Tê giác bằng đồng thời Tây Hán có họa tiết mây bằng vàng bạc).
Cho đến nay, ngoài con tê giác bằng đồng này, các nhà khảo cổ học chưa phát hiện ra một đồ đồng nào có hình con tê giác đẹp như vậy. Bề mặt của con tê giác bằng đồng này được trang trí bằng các hoa văn bằng vàng và bạc vô cùng tinh xảo.
Họa tiết tinh xảo trên cổ vật được đánh giá cao (Nguồn: QQ)
Những đám mây "bay" trên khắp cơ thể được dát vàng giống như lớp da, tạo nên phong thái mạnh mẽ, dũng mãnh của loài tê giác. Có thể nói đây là một kiệt tác của ngành luyện kim cổ đại.
Các chuyên gia cho biết nhiều khả năng con tê giác này là một thần thú trấn thủy.Thời xa xưa, khi người cổ đại nhìn thấy những con tê giác khổng lồ bơi trong nước, thấy sừng tê giác tách sóng như chẻ đôi dòng nước, họ đã hình thành nên một tín ngưỡng về thần thú có khả năng trị thủy.
Mặc dù con tê giác đồng này được mệnh danh là tê giác thời Tây Hán, nhưng đó vẫn chỉ là kết luận tạm thời. Dù cho các cuộc nghiên cứu được tiến hành trên quy mô lớn nhỏ, nhưng nguồn gốc và niên đại chính xác của di tích văn hóa này đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?