Người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc: Kẻ mạnh "trên cơ" cả Võ Tắc Thiên
Vị Hoàng đến Trung Hoa bị Hoàng hậu 'cắm sừng' vẫn yêu thương không rời, trước khi chết còn trao 'đặc ân' bất ngờ / Toàn ăn sơn hào hải vị nhưng Hoàng đế Trung Hoa không ai béo phì, bí quyết nằm ở 3 điều
Từ Hi Thái hậu – "Lão Phật gia" của Đại Thanh Mãn Châu
Từ Hi (1835 - 1908), là phi tần của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là thân mẫu của vua Đồng Trị thời nhà Thanh. Nếu dùng một cụm từ ngắn gọn để miêu tả về ảnh hưởng của nhân vật này đối với Thanh triều, không ít sử gia đã gói gọn trong 4 chữ - Họa quốc ương dân.
Đánh giá từ phương diện đời sống riêng tư, Từ Hi quả thực có một cuộc đời không mấy hạnh phúc: Cha mất sớm, xuất thân thuộc vào dòng thứ, gia cảnh càng lúc càng suy sụp.
Năm 17 tuổi, bà gia nhập kỳ tuyển tú của Thanh cung và trở thành phi tần của Hàm Phong đế. Trong những năm tìm cách trụ vững trong hậu cung, may mắn đã mỉm cười với người phụ nữ ấy bằng việc ban cho bà một người con trai là trưởng tử của nhà vua.
Cũng tại nơi được mệnh danh là "chiến trường đẫm máu không đao kiếm" như chốn thâm cung, bản lĩnh của Từ Hi đã được tôi luyện qua từng ngày. Chẳng những là người sở hữu nhan sắc thuộc hàng nổi bật trong số các phi tần, bà cũng được đánh giá là có tài năng ưu tú và năng lực chính trị, đối nhân xử thế tương đối cao.
Sau khi Hàm Phong đế đột ngột qua đời trong cuộc chiến tranh nha phiến, Từ Hi đã phải thủ tiết khi mới đôi mươi. Cũng kể từ đó, người góa phụ ấy đã chính thức bước lên vũ đài chính trị, thuận lợi thâu tóm quyền lực vào tay mình trong suốt 47 năm.
Trong số 3 chính biến lớn của Đại Thanh dưới thời Từ Hi nhiếp chính, "Giáp Thân dịch xu" là sự kiện thể hiện rõ nhất thủ đoạn cao tay của Tây Thái hậu. Thông qua sự kiện này, bà đã biếm truất một lúc 4 vị đại thần cốt cán trong triều, bao gồm Cung Thân vương Dịch Hân và 3 người ủng hộ ông nằm trong hàng ngũ Quân Cơ Xứ là Bảo Vân, Lý Hồng Tảo và Cảnh Liêm.
Kể từ năm 1861 đến năm 1909, Từ Hi được xem là người thống trị tối cao của Mãn Thanh trong suốt gần nửa thế kỷ. Việc bà ngồi vững ở vị trí này trong suốt khoảng thời gian 47 năm có thể xem là đáng để khâm phục nếu đặt vào bối cảnh thời bấy giờ.
Khi đó, vương triều Đại Thanh đang phải đối mặt với nguy cơ xâm lược từ các thế lực bên ngoài cùng với đó là sự lạc hậu, mục ruỗng ngày càng hiện rõ trong nội bộ phong kiến, tình thế hết sức chật vật.
Dù đã cố gắng để lèo lái con thuyền chông chênh ấy, nhưng học thức, năng lực và tài cán của Từ Hi lại không thể khiến bà vực dậy một vương triều từ sớm đã trượt dài trên đà suy sụp.
Hơn nữa, hết thảy mọi thủ đoạn và tâm cơ của Từ Hi đều được dùng để đối phó với các đại thần, để ăn chơi hưởng lạc chứ không có nửa phần toan tính vì quốc gia đại sự.
Cũng bởi vì những khuyết điểm như phung phí, xa xỉ, ham mê quyền lực, Từ Hi đã từng gánh chịu không ít lời chỉ trích của bách tính đương thời cũng như các sử gia sau này.
Tuy nhiên nếu đánh giá một cách công bằng, bản lĩnh chính trị của người phụ nữ này từ sớm đã vượt xa người chồng là Hàm Phong đế và người con trai là vua Đồng Trị.
So với những người phụ nữ nắm quyền trong giai đoạn quốc gia đang yên bình hoặc đang trên đà cực thịnh như Lữ hậu hay Võ Tắc Thiên, nếu đặt họ vào một bối cảnh chính trị lịch sử phức tạp giống giai đoạn cuối của thời nhà Thanh, có lẽ các nhân vật ấy chưa cũng chưa chắc đã có thể trụ vững tới gần nửa thế kỷ bằng Từ Hi Thái hậu.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến Từ Hi được xếp ở vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng những người phụ nữ nắm quyền nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Võ Tắc Thiên – Nữ đế nhà Võ Chu
Võ Tắc Thiên (624 - 705), vốn là một phi tử của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau lại trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị. Năm 690 sau Công nguyên, bà chính thức lên ngôi Hoàng đế và trở thành Nữ đế của nước Đại Chu ở tuổi 67.
Võ Tắc Thiên ở ngôi Hoàng đế 15 năm, tới năm 705 thì qua đời khi đã 82 tuổi. Bà cũng là Nữ đế duy nhất được công nhận chính thức trong lịch sử Trung Hoa.
Nhìn lại cuộc đời từng làm vợ của hai Hoàng đế nhà Lý Đường, không khó để nhận thấy Lý Thế Dân và Lý Trị đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc về kiến thức chính trị cũng như nguyên tắc xử thế của vị Nữ Hoàng đế họ Võ.
Võ thị vào cung năm 14 tuổi, được ban cho danh phận tài nhân – cấp bậc thấp nhất trong hàng ngũ thê thiếp của Đường Thái Tông. Sau khi Thái Tông băng hà, bà buộc phải xuất gia ở tuổi 25.
Vốn dĩ con đường tiến thân của Võ thị đã chấm dứt từ đây, thế nhưng việc được đưa trở lại hậu cung của Cao Tông Lý Trị vì cuộc chiến tranh sủng giữa Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi đã đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời bà.
Sau khi trở lại hậu cung trong tư cách là thê thiếp của Cao Tông, Võ Tắc Thiên với vẻ đẹp mặn mà của một người phụ nữ trưởng thành đã khiến Lý Trị vô cùng say mê. Vị Hoàng đế trẻ hơn Võ thị tới 4 tuổi đã quyết định phong bà làm Hoàng hậu.
Tình cảm vợ chồng của cặp đôi Đế - Hậu trong nhiều năm sau đó vẫn luôn tốt đẹp, Võ Tắc Thiên đã sinh hạ cho Lý Trị 6 người con cả nam lẫn nữ.
Đối với những vị Hoàng đế có quyền nắm trong tay tam cung lục viện, tình cảm chung thủy và bền chặt của Lý Trị dành cho Võ Tắc Thiên có thể coi là hết sức hiếm thấy, đó là chưa nói tới việc Võ thị từng làm phi tần của cha ông và thậm chí còn lớn hơn ông tới mấy tuổi.
Kể từ lúc bước lên ngai vị mẫu nghi thiên hạ, Võ Tắc Thiên đã có cơ hội thi triển tài năng của mình. Bà nổi tiếng với những thủ đoạn triệt hạ đối thủ một cách thẳng tay và tàn nhẫn, lại có bản lĩnh chính trị cao, tài nghệ thuộc hàng thượng thừa.
Có thể nói, Võ Tắc Thiên từ sớm đã hội tụ đủ những tố chất để trở thành một chính trị gia kiệt xuất. Sau này, bà lên ngôi Hoàng đế và lập ra nhà Võ Chu.
Trước khi Võ Tắc Thiên lên ngôi nắm quyền, nhà Lý Đường dưới triều Thái Tông từng có giai đoạn "Trinh Quán chi trị". Sau khi nhà Võ Chu chấm dứt, giang sơn Đại Đường lại trải qua một giai đoạn "Khai Nguyên thịnh thế" dưới thời Đường Huyền Tông.
Vì vậy, vương triều mà Võ Tắc Thiên cai trị có thể coi là cường đại nhất nếu so với thời đại của 3 người phụ nữ nắm quyền còn lại.
Đậu Y Phòng- hoàng hậu của Hán Văn Đế
Đậu Y Phòng (205-129 trước Công nguyên), xuất thân từ thường dân rồi trở thành cung nữ, sau trở thành người phụ nữ xuất sắc, phò trợ ba đời hoàng đế trị vì giang sơn Đại Hán.
Dưới sự điều hành của bà, nhà Tây Hán tiếp tục kế thừa tư tưởng của thời Lưu Bang, trở thành triều đại đỉnh cao của thịnh vượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?