Danh tính mỹ nữ khiến Quan Vân Trường cả đời rung động nhưng lại bị Tào Tháo "hớt tay trên"
Phát hiện sai khác trên bia mộ danh tướng Tam Quốc, chuyên gia kinh ngạc: La Quán Trung bịa chuyện để rửa hận cho Quan Vũ? / Luận giải Tam Quốc Diễn Nghĩa: Nhìn Lục Tốn, biết cách sinh tồn
Tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" từng có đoạn đề cập, Tào Tháo cố tình để Quan Vũ ở cùng phòng với hai chị dâu. Nhưng Quan Vũ chỉ đứng ở bên ngoài canh cửa suốt cả đêm.
Lần khác, Tào Tháo lại tặng Quan Vân Trường không ít người đẹp để hầu hạ, ông cũng chẳng mảy may rung động, điều tất cả những cô gái ấy vào trong phòng để chăm lo chị dâu.
Vì thế, trong con mắt của người đời sau, Quan Vân Trường hiện lên với hình ảnh một vị Võ Thánh không tham vinh hoa phú quý, cũng chẳng hề đam mê nữ sắc.
Nhưng có một sự thực ít ai biết, đó là Quan Vũ cũng từng rung động với duy nhất một người phụ nữ. Hơn nữa, thân thế của mỹ nữ được Quan Công phải lòng ấy lại khiến hậu thế phải bất ngờ.
Thân thế khó tin của mỹ nhân duy nhất làm Quan Vũ rung động
Ảnh minh họa.
Tương truyền rằng, năm xưa ý tưởng của La Quán Trung khi xây dựng nhân vật Quan Vũ cũng không giống với hình tượng trong bản "Tam Quốc diễn nghĩa" được lưu truyền ngày nay.
Nhớ năm xưa khi Quan Vũ ở Tào Doanh, Tào Tháo đã cố tính cho ông và hai chị dâu ở chung một phòng, còn cố tình chỉ để lại đúng một cây nến.
Xây dựng chi tiết như vậy, La Quán Trung vốn có ý định viết một số chuyện phong lưu của Quan Vũ. Nhưng không ngờ mới viết tới đó, Quan Công đã hiển linh trước mặt ông và hét lớn:
"Hạ thủ lưu tình! Ta bình sinh không gần nữ sắc, cả đời thanh bạch, ngươi sao có thể tùy ý bịa đặt những câu chuyện làm vấy bẩn thanh danh của ta?"
Bấy giờ, Quan Vũ tức giận giương đao chém ngọn nến ở trên bàn thành hai khúc rồi biến mất. La Quán Trung bất đắc dĩ chỉ đành viết tới đó thì dừng.
Cũng bởi vậy mà trong "Tam Quốc diễn nghĩa" rất hạn chế đề cập tới đời tư và chuyện tình cảm của Quan Vân Trường và câu chuyện về lần rung động duy nhất của Quan Công được ghi lại trong "Tam Quốc chí".
Khi Tào Tháo cùng Lưu Bị bao vây tiến đánh Hạ Bì, Lữ Bố phái thuộc hạ Tần Nghi Lộc đi cầu cứu Viên Thuật. Viên tướng họ Tần lập tức nhận mệnh lên đường, bỏ lại người vợ Đỗ thị trong thành.
Viên Thuật có ý giữ Tần Nghi Lộc lại phe mình và cho ông cưới vợ nhà Hán. Quan Vũ biết chuyện, nhiều lần thỉnh cầu Tào Tháo sau khi đánh hạ thành trì thì ban Đỗ thị cho mình.
Nhưng điều khiến người đời không khỏi thắc mắc nằm ở chỗ, vì sao Quan Vũ không vừa mắt Điêu Thuyền mà lại để mắt đến Đỗ Thị?
Vốn dĩ Đỗ thị là phu nhân nhà họ Tần, nổi tiếng xinh đẹp. Tào Tháo lúc đầu đáp ứng yêu cầu của Quan Vũ, nhưng tới khi tận mắt nhìn thấy mỹ nhân họ Đỗ thì đem lòng say đắm, tìm cách chiếm đoạt nàng.
Tào Tháo vốn nổi tiếng háo sắc, từng chiếm đoạt mẹ của Hà An, con dâu của Hà Tiến, thím của Trương Tú...
Và lần này, phu nhân Đỗ thị cũng được đưa vào hậu cung Tào Ngụy. Ngay tới con trai của Tần Nghi Lộc và nàng cũng được Tào thu nhận làm con nuôi.
Khi đó, nhóm người của Quan Vũ, Lưu Bị vẫn chưa đứng vững, nên vị tướng họ Quan vốn không thể tranh giành cùng Tào Tháo, chỉ đành trơ mắt nhìn người mình yêu bị đoạt mất. Thế nhưng, cũng kể từ đó, mối quan hệ của Quan Vũ – Tào Tháo đã bắt đầu rạn nứt.
Câu chuyện ấy được ghi lại trong "Tam Quốc Chí". Điều này cũng cho thấy, Quan Vũ vốn không phải là người háo sắc, nhưng cũng từng có một lần rung động.
Quan Vũ có bao nhiêu người con?
Ngay cả việc Quan Vũ có chính xác bao nhiêu người con cũng là chủ đề gây tranh cãi cả ngàn năm qua. Theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, thì Vũ có 4 người con: 3 con ruột (2 trai, 1 gái) và 1 con nuôi. Hai con trai ruột là Quan Hưng và Quan Sách còn con trai nuôi là Quan Bình.
Tuy nhiên, trong những ghi chép lịch sử đáng tin cậy nhất thì trưởng nam Quan Bình là con ruột của Vũ, không hề có chuyện nhận nuôi qua tích “năm ải chém sáu tướng” (cũng là thứ hư cấu nốt) của tác gia họ La. Quan Sách, con trai út của Vũ, cũng không hề tồn tại. Quan Hưng là con thứ của Vũ, theo nghiệp quan văn. Cuối cùng là cô con gái có tên Quan Phụng.
Quan Bình bị Đông Ngô hành quyết cùng cha – Quan Vũ sau khi hai người bị bắt sống tại Lâm Thư, trên đường rút chạy về Ích Châu vào tháng Chạp 219. Quan Hưng, theo ghi chép trong chính sử, cũng ốm bệnh mà mất không lâu sau cái chết của cha và anh. Riêng con gái duy nhất – cũng là con út của Quan Vũ thì không có quá nhiều tư liệu lịch sử.
Quan Phụng, còn được biết tới với cái tên Quan Ngân Bình, thậm chí không được mô tả một cách rõ ràng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa cũng như pho sử số 1 về thời đại này – Tam Quốc Chí, ngoài chi tiết cha nàng – Quan Vũ từ chối lời cầu hôn từ Đông Ngô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn