Khám phá

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên là thạc sĩ nước ngoài: Là công chúa nổi tiếng, khiến cả Paris nể phục

Vị công chúa này nổi tiếng trên toàn thế giới khi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài. Không những học rộng tài cao, bà còn rất xinh đẹp.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, ngự tiền thị vệ chuyên bảo vệ hoàng đế đã đi về đâu? / Mỹ nhân 'mệnh khổ' từng được Ung Chính sủng ái, chết 7 năm vẫn ở trong cung: Vì sao Càn Long nổi giận?

Hàm Nghi là một trong ba vị vua yêu nước trong thời kỳ chống Pháp của Việt Nam (hai người còn lại là Thành Thái và Duy Tân). Năm 1889, Hàm Nghi bị Pháp bắt được và đưa lên tài đến Alger (thủ đô của Algerie, Bắc Phi), giam lỏng ở làng El Biar.

Trong thời gian sống ở đây, vua Hàm Nghi chăm chỉ học tiếng Pháp, vẫn giữ phong tục người Việt. Đến năm 1904, ông kết hôn với bà Laloe (chánh án tòa án Alger) và sinh được 3 người con lần lượt là: công chúa Nguyễn Phúc Như Mai (1905-1999), công chúa Nguyễn Phúc Như Lý (1908-2005), hoàng tử Minh Đức (1910-1990).

vua-ham-nghi-1
Chân dung vua Hàm Nghi. Ảnh tư liệu

vua-ham-nghi-2
Đám cưới vua Hàm Nghi và bà Laloe. Ảnh tư liệu

Trong số đó, công chúa Như Mai nổi bật nhất khi từ nhỏ đã thông minh hơn người. Bà được cha gửi về Paris học và thi đỗ vào Đại học Nông lâm. Trong suốt quá trình theo học ở đây, công chúa Việt Nam luôn là sinh viên giỏi. Cuối khóa, bà tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông Lâm và về Alger sống cùng cha mẹ.

Một thời gian sau, công chúa Như Mai trở lại Pháp làm việc, học thêm lấy bằng Hóa học. Bà làm việc ở Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, rồi đến tỉnh Dordogne và Correze. Riêng ở Correze, con gái vua Hàm Nghi đã giúp đỡ người dân về kỹ thuật trồng trọt. Bà rất được mọi người yêu mến và kính trọng.

cong-chua-nhu-mai-1
Công chúa Nguyễn Phúc Như Mai. Ảnh tư liệu

Tìm hiểu thêm về công chúa Như Mai – người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp thạc sĩ nước ngoài mới thấy con người của bà rất đáng nể phục. Cuộc sống ở Pháp của bà rất giản dị, từ cách ăn mặc đến lời ăn tiếng nói. Đặc biệt, công chúa Như Mai còn thích diện đồ giống người Việt Nam chứ không theo phong cách phụ nữ Pháp ngày ấy. Vị công chúa này được đánh giá là tuyệt sắc giai nhân, có vẻ ngoài nổi bật.

Sau khi vua Hàm Nghi mất, công chúa Như Mai cùng các em đưa hài cốt ông về Pháp an táng trong nghĩa trang gia đình. Cuối cùng, họ cùng bà Laloe cũng chuyển về đây sinh sống. Mẹ mất, để tỏ lòng thương nhớ, giữ chữ hiếu, công chúa Như Mai quyết định không lấy chồng. Phần cuối cuộc đời bà sống trong viện dưỡng lão, khi mất an táng cùng nghĩa trang với cha mẹ.

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm