Khám phá

Người Trung Quốc cổ đại sử dụng dấu vân tay để phá án từ bao giờ?

Trong nhiều bộ phim hoặc tiểu thuyết Trung Quốc thường mô tả cảnh tội nhân sau khi nghe quan xử án đọc cáo trạng sẽ bị lấy một hoặc vài đầu ngón tay chấm vào mực , sau đó in dấu vân tay lên bản cáo trạng đó. Cũng có thể là những giao dịch, thừa nhận giữa những người trong xã hội được lập thành văn tự rồi để xác nhận thì họ sẽ điểm chỉ vào văn tự.

Trung Quốc phát hiện loài khủng long biết bay mới / Yếu tố phong thủy và sự "đoản mệnh" của 6 triều đại phong kiến Trung Quốc

Vân tay được ứng dụng từ thời nhà Tần ?

Trên thực tế, Trung Quốc được công nhận là nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng vân tay để xác nhận những giao dịch trong cuộc sống. Những mẫu hoa văn hình dạng vân tay đã được tìm thấy để trang trí trên các cổ vật như đồ gốm. Đây cũng được coi là một sự sáng tạo dựa trên việc sử dụng dấu tay trong cuộc sống.

Từ cuối thời đại nhà Tần, đầu thời đại nhà Hán (khoảng năm 221TCN đến năm 25 SCN) người Hán đã đóng được nhữnng chiếc hộp bằng đất nung để đựng đồ. Và khi thời đại đó khi chưa có giấy thì văn bản được viết lên những thanh tre khô hoặc thanh trúc.

Khi chúng được đưa vào hộp hoặc ống làm từ đất nung để gửi đi, thì việc in dấu tay lên những chiếc hộp từ đất nung là một cách để đảm bảo rằng không ai mở hay xâm phạm sự thư tín của người khác. Và dấu tay cũng được in lên trong văn tự để đảm bảo rằng đó là văn tự thực sự của người viết chứ không phải giả mạo.

Người trung quốc cổ đại sử dụng dấu vân tay để phá án từ bao giờ? - Ảnh 1.

Khi chưa có giấy thì chữ được viết trên các thanh tre và dấu tay cũng được đánh vào đây để xác định người viết (Ảnh: New.qq.com)

Theo các nhà sử học, nhà khảo cổ thì việc dùng vân tay để phục vụ cho điều tra phá án đã được ứng dụng từ cách đây 2500 năm trước vào thời Chiến Quốc. Vào năm 1975, một tập hợp các cuốn sách bằng thanh tre thời nhà Tần đã được khai quật ở Hồ Bắc, Trung Quốc.

Đây chính là bộ sách "Vân Mộng Trúc Gian" được viết trong khoảng thời gian từ 251-221 (Trước Công Nguyên) tức là trừ trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Trong tập sách này cũng có một phần mang tên "Phong chẩn thức – Huyệt đạo", tức cách thức điều tra trộm cắp qua việc sử dụng dấu vân tay.

Trong phần này nhấn mạnh đến các yếu tố "vết đầu gối để lại, dấu vân tay, dấu kích thước bàn tay" để hòng tìm ra thủ phạm. Cho thấy người Trung Quốc cổ đại đã biết ứng dụng việc dựa vào dấu tay để phục vụ cho các vụ án.

Người trung quốc cổ đại sử dụng dấu vân tay để phá án từ bao giờ? - Ảnh 2.

Đôi khi người xưa dùng cả bàn tay để đảm bảo tính xác thực của văn bản (Ảnh: Sohu.com)

Đã có vụ án cụ thể ghi lại việc dùng vân tay làm căn cứ phá án

 

Từ sau thời nhà Tần, việc dựa vào dấu vân tay để phá án không phải là hiếm ở Trung Quốc. Trong sách "Tống sử – Nguyên Giáng truyện" (ghi lại những sự việc của quan đại thần Nguyên Giáng nổi tiếng thời nhà Tống) đã thuật lại một vụ án lừa đảo cụ thể mà nhờ dùng vân tay có thể tìm ra chân tướng.

Cụ thể, vào thời hoàng đế Tống Nhân Tông (Bắc Tống) ở huyện Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tô xảy ra một vụ án như sau. Có một người tên là Châu Chỉnh cùng em ruột một cường hào tên là Long Duật đánh bạc. Châu Chỉnh đã thua hết số tiền mà mình có, sau đó vay tiền Long Duật để gỡ gạch với cam đoan sẽ thế chấp 15 mẫu ruộng mà mẹ Châu Chỉnh đang có.

Long Duật không tin nên chưa cho vay mà yêu cầu Châu Chỉnh phải về ghi giấy vay nợ, thế chấp 15 mẫu ruộng và văn tự phải có điểm chỉ của mẹ Châu Chỉnh.

Châu Chỉnh biết rằng mẹ anh ta sẽ không đời nào chịu điểm chỉ vào văn tự dùng 15 mẫu ruộng duy nhất của gia đình để thế chấp cho anh ta vay tiền nên đã nghĩ cách khác.

Anh ta tìm một văn tự đã có dấu điểm chỉ của mẹ mình, sau đó dùng bột làm giấy xóa hết chữ viết, chỉ để lại dấu tay điểm chỉ.

 

Rồi anh ta viết giấy nợ như cam kết với Long Duật, có ngày tháng rõ ràng và quan trọng nhất là đã có dấu tay của mẹ anh ta. Sau đó, Châu Chỉnh vay được tiền và lại đánh bạc thua hết.

Long Duật đến hạn đòi nợ đã đến nhà Châu Chỉnh yêu cầu mẹ Châu Chỉnh giao đất, nhưng bà ấy đã không giao. Cuối cùng, Long Duật kiện ra quan huyện. Dựa vào văn tự có sẵn và dấu điểm chỉ và xác định đây đúng là dấu tay của bà mẹ, quan huyện lúc ấy đã xử mẹ Châu Chỉnh phải giao đất lại cho Long Duật như đã giao kết.

Người trung quốc cổ đại sử dụng dấu vân tay để phá án từ bao giờ? - Ảnh 4.

Dấu điểm chỉ trong văn tự thời xưa của Trung Quốc (Ảnh: Sohu.com)

Nhưng sau đó, người mẹ tiếp tục kiên trì thưa kiện để đòi lại đất. Lúc này Nguyên Giáng mới được bổ nhiệm làm tri huyện Vĩnh Tân. Đích thân ông xét xử vụ án này. Sau khi xem xét kĩ văn tự ông kết luận. Nó hoàn toàn vô giá trị, đây là văn tự giả mạo, không phải do bà mẹ của Châu Chỉnh điểm chỉ xác nhận.

Cường hào Long Duật hỏi tại sao lại như vậy thì Nguyên Giáng giải thích rằng dựa vào dấu điểm chỉ thì cho thấy nó được điểm chỉ trước cả ngày soạn văn tự. Cụ thể, vết điểm chỉ mờ hơn và nằm phía dưới, bị chữ viết đè lên, nếu quan sát không kĩ thì khó có thể phát hiện ra.

 

Như vậy, vết điểm chỉ này có trước khi văn tự được soạn, bình thường phải viết xong xuôi nội dung mới điểm chỉ, đằng này lại điểm chỉ trước mới viết, như vậy là không khách quan. Đương nhiên, văn tự không có hiệu lực, và Nguyên Giang tuyên phạt Châu Chỉnh lẫn Long Duật, yêu cầu trả lại 15 mẫu ruộng cho mẹ Châu Chỉnh.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm