Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài chó 'quý tộc' thông minh nhất thế giới, khả năng ghi nhớ ‘đáng gờm’, con đắt nhất có giá lên đến 300 triệu / Khung cảnh ngoạn mục về các tinh vân và thiên hà xa xôi từ kính viễn vọng không gian Euclid
Đầu thế kỷ 20, Việt Nam xuất hiện một nhà tri thức Tây học xuất sắc, nổi tiếng tầm thế giới. Ông được đánh giá làngười hội tụ, tích hợp văn hóa giữa Tây và Ta. Người được nhắc đến ở đây là Giáo sư Trần Đức Thảo (1917 – 1993), người quê Từ Sơn, Bắc Ninh.
Ông Thảo sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống, có cha là người tham gia Đông Kinh nghĩa thục. Bản thân ông Thảo cũng sở hữu profile cực khủng. Năm Ông từng đỗ tú tài toán học, triết học và theo học ở Đại học Luật. Đến 1936, Trần Đức Thảo sang Pháp học rồi thành học sinh Cao đẳng Sư phạm danh tiếng ở phố Ulm. Thời điểm đó, tỉ lệ cạnh tranh của ngôi trường này là rất gắt gao, trong vài nghìn người chỉ có vài chục người được chọn mà thôi.
Hoàn thành chương trình triết học ở trường Cao đẳng Sư phạm phố Ulm, ông thảo học thêm một bằng đại học về giáo dục. Đến năm 1943, ông đỗ thủ khoa thạc sĩ triết học. Về sau, người đàn ông này trở thành người ngoại quốc duy nhất đỗ thủ khoa ngôi trường danh giá Cao đẳng Sư phạm phố Ulm.
Với giới triết học thế giới, Trần Đức Thảo là một nhân vật có ảnh hưởng quan trọng, được đánh giá cao. Ông có quan hệ học thuật gắn bó với nhiều tên tuổi lớn trong giới triết học như Alexander Kojeve (người Pháp gốc Nga), Jean Paul Sartre (Pháp), Daniel J Herman (Anh), Robert Cohen (Mỹ), Vincent von Wroblewsky (Đức), Feruccio Rossi - Landy (Ý), Ubajenhi Lurektop (Liên Xô)…
Khi trở về Việt Nam, GS Trần Đức Thảo đẩy mạnh nghiên cứu, giảng dạy các ngành khoa học cơ bản trong các trường đại học. Ông là một trong những nhân tố chủ chốt thành lập nên Ban Văn – Sử - Địa (tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Đại học Sư phạm Văn khoa (tiền thân của Đại học Sư phạm Hà Nội).Ngoài ra, vị giáo sư đáng kính còn đặt nền móng cho đào tạo, phát triển các ngành Triết học, Sử học, Văn học, Tâm lý học ở ngôi trường hàng đầu nước ta khi đó.
Cuối đời, GS Trần Đức Thảo qua đời một cách âm thầm ở Paris nhưng thâm tâm luôn hướng về Việt Nam, nguyện vọng của ông vẫn luôn là được an nghỉ ở quê hương. Ông ra đi nhưng để lại cho nhân loại khoảng 15 nghìn trang sách với 3 thứ tiếng là tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Đức.
Với những dấu ấn sâu đậm, đóng góp lớn của mình, năm 2000, GS Trần Đức Thảo được Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Khoa học xã hội với tác phẩm “Tìm cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ”. Đến năm 2020, một con đường mang tên ông xuất hiện ở khu ký túc xá Đại học Văn hóa (TP Thủ Đức, TP.HCM).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng