Người xưa hôn nhau có khó chịu không? Không có kem đánh răng chẳng phải răng sẽ đầy ố vàng và hơi thở có mùi sao?
Trong 'Tây Du Ký', cùng bái Bồ Đề Tổ Sư làm thầy, vì sao Tôn Ngộ Không nổi danh khắp Tam giới, những huynh đệ khác lại không có danh tiếng gì? / Loài ốc có hình thù kỳ dị, được mệnh danh 'ngon nhất thế giới', giá gần 8 triệu/kg vẫn liên tục được săn lùng
Ảnh minh họa.
Có thể thấy rằng trước khi phát minh ra kem đánh răng hiện đại, người cổ đại không sử dụng kem đánh răng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không đánh răng, không vệ sinh răng việc.
(Ảnh minh họa)
Người xưa không chỉ đánh răng hàng ngày mà còn bổ sung một số sản phẩm làm sạch răng tự nhiên rất hiệu quả. Vào thời cổ đại Trung Quốc, người ta làm sạch răng bằng cách dùng ngón tay chà xát lên răng hoặc dùng cành cây làm công cụ. Sử sách các triều đại nhà Tùy và nhà Đường ghi lại rằng người xưa đã dùng cành liễu làm bàn chải đánh răng để làm sạch răng của họ. Họ lấy một cành liễu cán phẳng, tạo thành hình bàn chải, súc miệng với nước, cọ sát trong ngoài, cũng có thể kết hợp với bột răng để chà sát.
(Ảnh minh họa)
Việc sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch răng đã được sử dụng từ thời nhà Tống khi mọi người dùng lông đuôi ngựa cắm trên cành cây để làm “bàn chải” đánh răng.
Tất nhiên, người xưa không chỉ đánh răng mà còn thêm một số loại sản phẩm làm sạch tự nhiên để làm sạch răng tốt hơn. Vào thời nhà Minh, các tài liệu cũng có ghi chép về bột đánh răng của người xưa với chức năng kép là làm sạch răng và điều trị bệnh răng miệng.
(Ảnh minh họa)
Trong đó, chín loại thuốc bắc là tạo giác, sinh khương (gừng tươi), thăng ma, địa hoàng, hạn liên, hòe giác, tế tân, hà diệp, thanh diêm được nghiền nhỏ sử dụng để làm sạch răng. Nó có tác dụng phương hương hóa trọc, táo thấp thanh nhiệt, tẩy vết ố răng. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giúp tóc đen và răng chắc khỏe.
Tất nhiên, bột đánh răng được sử dụng trong các thời kỳ và quốc gia khác nhau có thành phần khác nhau, nhưng chúng đều có tác dụng làm sạch và khử mùi.
(Ảnh minh họa)
Không chỉ đánh răng, người xưa còn biết súc miệng từ rất lâu, theo các tài liệu ghi lại, có thể thấy vào thời Xuân Thu, người ta bắt đầu súc miệng vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Nói chung là súc miệng với muối, trà, rượu, giấm… không những giúp làm sạch khoang miệng mà còn khử trùng, chăm sóc sức khỏe răng miệng rất hiệu quả. Thói quen súc miệng vẫn được duy trì cho đến ngày nay, rất nhiều người đã quen với việc súc miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, dù sao việc này cũng tiện lợi hơn so với đánh răng, hơn nữa còn có thể giữ cho miệng thơm tho.
Có thể thấy răng của rất nhiều người thời xưa cũng trắng bóng, ra đường sẽ không thấy răng vàng răng đen. Ngoài ra, do thức ăn của người cổ đại không phong phú như người hiện đại, đồ ăn vặt rất ít, thậm chí những thứ như thuốc lá, rượu, trà, đường cũng rất hiếm nên răng ít bị sâu hơn, ít hôi miệng hơn người hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trước khi chết, tại sao con chó lẻn trốn chủ bỏ nhà đi? Sự thật không đơn giản, sự khôn ngoan cuối cùng của động vật
Bị Địch Nhân Kiệt khuyên từ bỏ sắc dục, Võ Tắc Thiên lập tức cho xem 2 bộ phận cơ thể, vị tể tướng liền câm nín
Bí ẩn cuộc đời mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc
Mở mộ Trương Phi, giới chuyên gia sững sờ khi phát hiện sự thật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa che giấu bấy lâu
Đây là vị tướng duy nhất được Lưu Bị bí mật thăng chức trước khi qua đời, giúp nhà Thục tồn tại thêm 20 năm
Bí mật gây 'sốc' về Cương Thi không phải ai cũng biết: Bất ngờ thân thế thật sự và cách diệt trừ