Nguồn gốc của biểu tượng '$'
Chân dung cao nhân từng khiến Gia Cát Lượng thẹn không bằng, tốn công chiêu mộ / Chuyện về phi tần bị thất sủng của Hoàng đế Khang Hi: Sống thọ 96 tuổi, sinh con trai rồi trở thành nữ nhân huyền thoại trong hậu cung nhà Thanh
Tuy nhiên, phải đến những năm 1800 nó mới trở nên phổ biến, vào khoảng thời gian mà những đồng đô la Mỹ đầu tiên chính thức được đúc. Trước đó, biểu tượng này đã được dùng như kí hiệu của những đơn vị tiền của Tây Ban Nha, đó là kí hiệu “p” của đồng peso.
Bằng cách nào mà chữ “p” lại được biến đổi thành “$” cho đồng đô la? Khi ghi chép các tài liệu tài chính có đồng peso, họ thường viết gọn lại, ví dụ như “1 peso” trở thành “1 p". Nhưng khi ở dạng số nhiều, ví dụ “1.000 pesos”, nó trở thành “ps“.
Khi phải viết “ps“ quá nhiều lần trong các văn bản tài chính, những người Mỹ gốc Anh bắt đầu gộp phần “p” và “s” lại với nhau. Nửa trên của kí hiệu này trông rất giống với biểu tượng đô la 2 vạch ngày nay.
Thậm chí lười hơn, họ thường viết phần “p” với chỉ 1 nét vạch xuống phần “s”, giống thế này “$”.
Trong những văn bản sớm nhất sử dụng cách viết này, đồng đô la thường được viết với cả 2 nét vạch hoặc chỉ 1 nét, nhưng chúng đều chỉ một thứ, đó là đồng peso.
Vậy từ lúc nào mà nó trở thành kí hiệu cho đồng đô la Mỹ? Trong khoảng thời gian nước Mỹ đúc những đồng đô la đầu tiên năm 1792, tiền Tây Ban Nha đang được lưu hành rộng rãi khắp nước Mỹ và các nơi trên thế giới.
Phần lớn vì lí do này, Mỹ đã thiết kế đồng đô la như một bản sao của đồng Tây Ban Nha, giống cả chất liệu và cân nặng, tăng mệnh giá đồng tiền (tại thời điểm đó, những đồng xu được làm bằng bạc và có giá trị tính theo bạc).
Nó dẫn đến việc có thể quy đổi 1 đồng đô la Mỹ ra 1 đồng peso.Vậy nên, việc dùng kí hiệu giống nhau cho cả đồng peso lẫn đô la là chuyện bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Hố vàng lớn nhất thế giới? Với bán kính 200 km2, nó chứa hơn một nửa số vàng của thế giới
Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học
Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: Là ‘ông tổ’ của loạt nghành nghề
Dòng sông dài hơn 40km cắt đôi 2 khu rừng của Việt Nam được xếp loại quý hiếm bậc nhất trên thế giới
Tây Du Ký 1986: Phát hiện 'hạt sạn' của Thổ Địa qua mặt khán giả suốt gần 40 năm qua