Nguồn gốc và sức sống vĩnh cửu của quái vật sư tử đầu chim huyền thoại
Phát hiện "quái vật không mặt" rình rập săn thú rừng / Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin?
Vì đại bàng được coi là ‘vua của các loài chim" và sư tử là "vua của các loài thú dữ", nên quái vật sư tử đầu chim được coi là sinh vật oai phong và mạnh mẽ. Trong thời Đế chế Ba Tư, nó được coi là con vật linh thiêng bảo vệ khỏi tà ác.
Mặc dù hình ảnh quái vật sư tử đầu chim thường xuất hiện trên huy hiệu thời trung cổ, nhưng nó ra đời từ lâu hơn thế. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đã viết:
"Phía bắc châu Âu có nhiều vàng nhất. Nhưng tôi không thể nói rõ vàng ra đời như thế nào, chỉ nghe nói rằng giống người một mắt Arimaspia đã lấy cắp vàng của quái vật sư tử đầu chim.
Nhưng tôi không người một mắt khác với chúng ta. Mặc dù vậy, có thể ở nơi xa xôi hẻo lánh, có những thứ kỳ lạ mà chúng ta chưa biết đến".
Mặc dù quái vật sư tử đầu chim xuất hiện phổ biến nhất trong nghệ thuật và thần thoại của Hy Lạp cổ đại, nhưng có bằng chứng về nó ở Ba Tư cổ đại và Ai Cập cổ đại từ đầu thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên.
Griffin trong tranh tại Cung điện Knossos.
Trên đảo Crete ở Hy Lạp, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra quái vật sư tử đầu chim trong những bức bích họa trong Phòng ngai vàng của Cung điện Knossos có niên đại từ thế kỷ 15 trước Công nguyên.
Thú vị thay, còn có nhiều sinh vật lai khác nhau tương tự như vậy. Ví dụ, Lamassu là sinh vật thần thoại Assyria có đầu người đàn ông, cơ thể sư tử hoặc bò đực và đôi cánh đại bàng. Garuda là sinh vật nửa người nửa chim cho thần Vishnu cưỡi.
Hình tượng Lamassu.
Thần Vishnu cưỡi con Garuda.
Có lẽ người xưa thích kết hợp những đặc điểm tốt của hai hoặc nhiều sinh vật lại thánh siêu sinh vật lai huyền thoại coi như biểu tượng ý nghĩa gì đó.
Điều này có thể đúng với Griffin, hay còn gọi là chim ưng thời trung cổ. Trong truyền thuyết châu Âu thời kỳ này, cho rằng chim ưng suốt đời chung thủy với một bạn tình. Khi bạn tình chết, con còn lại sẽ sống "thủ tiết", không tìm bạn tình khác (có lẽ do vậy mà không có nhiều chim ưng).
Vì thế, hình tượng này được Giáo hội sử dụng làm biểu tượng chống lại hôn nhân. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có phải đây là niềm tin thực sự không, hay chỉ là một cách giải thích hiện đại.
Mặc dù Griffin như sinh vật do con người tưởng tượng ra nhưng thực sự có lẽ nó có thật. Một giả thuyết cho rằng các thương nhân châu Âu mang nó theo Con đường Tơ lụa qua sa mạc Gobi ở Mông Cổ. Trên sa mạc Gobi, còn thấy hóa thạch của con khủng long Protoceratops. Khi thấy xương nó, đặc biệt là hộp sọ có mỏ giống chim, phơi trên sa mạc, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng là bằng chứng cho thấy sinh vật lai từng sống trên sa mạc.
Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng những câu chuyện về Griffin xuất hiện trước khi Con đường Tơ lụa hình thành. Có lẽ chính những câu chuyện về Griffin khiến các thương nhân cho rằng hóa thạch của khủng long Protoceratops là của sinh vật lai huyền thoại.
Dù nguồn gốc của nó thế nào thì Griffin vẫn là một phần văn hóa con người trong thời gian rất dài và tồn tại đến ngày nay, được làm biểu tượng trường học, linh vật và xuất hiện trong văn học phổ biến. Có lẽ Griffin và các sinh vật lai huyền thoại khác sẽ tiếp tục tồn tại trong trí tưởng tượng của con người trong tương lai sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Việt Nam sở hữu loài cây kỳ dị nhất thế giới, có khả năng sinh và nuôi con giống hệt động vật
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa 'chúa tể bầu trời' với loài rắn
Người đàn ông đào được 1 vật gỉ sét, bán với giá hơn 100 nghìn, ngỡ ngàng khi biết là bảo vật quốc gia
Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam