Nguyên mẫu của Lệnh Phi trong 'Diên Hi Công Lược', trăm năm sau khi qua đời mà thi thể vẫn còn nguyên vẹn, để lại 2 bí ẩn không có lời giải
Tại sao chó lại hung dữ, đuổi cắn một số người này nhưng với một số khác lại không? / Tìm hiểu về Deinonychus: Loài khủng long sở hữu cú đá chết người
Tác phẩm văn học được bắt nguồn từ cuộc sống, các bộ phim thể loại cung đấu Trung Quốc ngày nay cũng ngày càng được yêu thích bởi trong đó ít nhiều đều có chút yếu tố lịch sử. Đặc biệt là sự tranh giành, đấu đá của các phi tử khiến người xem phải toát mồ hôi lạnh, thậm chí còn có người cười bảo: “Nếu như thay vào đó là đứa đầu óc đơn giản như tôi thì chắc chắn không sống nổi tới tập 3”. Điều đáng nói ở đây là các nhân vật và tình tiết trong “Diên Hi Công Lược”, tuy có chút khác biệt so với lịch sử nhưng về tổng thể thì vẫn được coi là ổn, ít nhất là không có những tình tiết phi lý như xuyên không.
(Ảnh minh họa)
Nhân vật nữ chính Ngụy Anh Lạc vốn dĩ mục đích vào cung vô cùng đơn giản, chính là muốn điều tra cái chết của chị gái nhưng lại không ngờ rằng cuộc đấu đá trong chốn hậu cung lại phức tạp đến vậy, suýt chút nữa bị Nhĩ Tình hại chết. Cô dần hiểu ra rằng, phải thích nghi với môi trường này mới có thể sinh tồn được, thế nên cũng ngày càng tâm cơ hơn, cũng cao tay hơn trong cuộc đấu đá trong cung. Thêm vào đó là một chút may mắn, cuối cùng đã trở thành Hoàng Quý Phi được sủng ái nhất hậu cung.
Mỗi một nhân vật trong “Diên Hi Công Lược” đều được khắc họa rất sinh động, có thể tìm ra nguyên mẫu của các nhân vật đó trong lịch sử. Nếu ai yêu thích lịch sử nhà Thanh thì khi xem bộ phim này cũng có thể nhận ra, mẫu thân của hoàng đế Gia Khánh là Ngụy Giai Thị, chính là nguyên mẫu của Ngụy Anh Lạc. Sau khi qua đời cả trăm năm thi thể vẫn nguyên vẹn, hơn nữa còn để lại 2 bí ẩn chưa có lời giải.
(Ảnh minh họa)
Ngụy Giai Thị vốn là người dân tộc Hán, không hề xuất thân từ tộc Mãn, vì cha bà có năng lực làm việc xuất sắc, quan hệ với mọi người trong cung cũng tốt, thế nên hoàng đế đã đặc biệt ban cho ông thân phận Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, nếu không thì bà cũng không có đủ tiêu chuẩn để được tham gia tuyển phi. Theo ghi chép trong “Thanh sử thảo”, Ngụy Giai Thị 14 tuổi tới Tử Cấm Thành, ban đầu chỉ là một cung nữ bình thường, có lẽ bản thân bà cũng không hề nghĩ rằng mình sẽ làm Quý Phi, con trai còn được kế thừa ngai vàng.
Triều Thanh có phân chia vô cùng nghiêm ngặt về cấp bậc trong hậu cung, địa vị khác nhau sẽ có đãi ngộ khác nhau. Như Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng đều chỉ là những cấp thấp, có những giai lệ cả đời chỉ ở những cấp thấp như vậy chứ đừng nói là phi tử, ngay cả cấp “tần” cũng khó mà có thể lên được. Nhưng tốc độ thăng tiến của Ngụy Giai Thị lại khá nhanh, từ cung nữ thấp bé đã vươn lên tới cấp tần chỉ với 5 năm.
(Ảnh minh họa)
Phong hiệu “Lệnh” được đích thân Càn Long đặt cho bà, trong tiếng Mãn có nghĩa là xinh đẹp, thông minh, từ đây cũng có thể liên hệ tới nhân vật Ngụy Anh Lạc thông minh lanh lợi, xinh đẹp đáng yêu trong “Diên Hi Công Lược”. Càn Long có tổng cộng 27 người con (bao gồm cả những người đã mất sớm), trong đó có 6 người đều là do Lệnh Phi hạ sinh và trong đó cũng bao gồm cả vua Gia Khánh – người thừa kế Càn Long.
Cuộc đời lúc sinh thời của Ngụy Giai Thị (Lệnh Phi) vô cùng hạnh phúc, mức độ được Càn Long sủng ái có thể sánh ngang với Phú Sát Hoàng Hậu, sau khi qua đời còn để lại bí ẩn không có lời giải. Thứ nhất: Nếu Càn Long đã sủng ái bà như vậy, tại sao lại không sắc phong bà làm Hoàng hậu? Có 2 suy đoán, đầu tiên là tổ tiên bà là người Hán, lập bà làm Hoàng hậu sẽ bị các quan thần phản đối; thứ hai là khi ấy Càn Long đã bí mật lập Vĩnh Diễm làm người thừa kế, nếu sắc phong bà làm Hoàng Hậu, vậy thì việc lập trữ quân đã quá rõ ràng, vì thế Càn Long đành để bà làm Hoàng Quý Phi hữu thực vô danh.
(Ảnh minh họa)
Bí ẩn thứ hai: Tại sao thi thể của bà lại vẫn còn nguyên vẹn sau cả trăm năm? Năm xưa khi Tôn Điện Anh đào trộm mộ ở Thanh Đông Lăng, Phổ Nghi đã khóc gào thảm thiết, sau đó phái người tới xử lý mọi việc ở đó. Phát hiện thi thể của Ngụy Giai Thị ở Dục Lăng tựa như đang ngủ vậy, không hề có dấu tích bị thối rữa. Có người suy đoán rằng, có thể khi mai táng bà đã thực hiện xử lý đặc biệt, hoặc là do trúng độc mà chết (độc mãn tính), với thân phận năm đó của bà có lẽ chỉ có Càn Long và các phi tần khác mới dám hạ độc bà, rốt cuộc là khả năng nào đến nay vẫn chưa rõ.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?