Nguyên mẫu của Ngụy Anh Lạc: 10 năm sinh 6 đứa con, trăm năm sau khai quật lăng mộ mới phát hiện Càn Long ích kỷ tới mức nào
Hoàng đế có năng lực ân ái "đỉnh" nhất lịch sử Trung Hoa: Hơn 6.000 mỹ nữ hậu cung cũng không thể thỏa mãn, quyết đào hầm thẳng đến kĩ viện / Những vị hoàng hậu đẹp nhất Trung Hoa khiến hậu cung chao đảo
Trong "Diên Hi công lược", nữ chính Ngụy Anh Lạc đã từng nói: "Nếu ta cho ngươi ba phần, ngươi phải trả lại năm phần, cho năm phần phải trả lại mười phần. Nếu cứ âm thầm nhận phần thiệt về mình, sẽ chẳng ai trân trọng.”
Vai diễn của Ngụy Anh Lạc để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả về sự độc đoán và lý trí, để rồi trở thành người thắng cuộc cuối cùng. Trong bộ phim “Hoàn Châu cách cách” cũng từng nhắc đến Linh Phi (tức Ngụy Anh Lạc) được Càn Long vô cùng sủng ái. Liệu nhân vật này có thực sự tồn tại trong lịch sử?
Nguyên mẫu của Ngụy Anh Lạc là mẫu hậu của Hoàng đế Gia Khánh, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai Thị. Bà là Hoàng hậu duy nhất dưới triều Thanh mang dòng máu Hán. Tuy nhiên, vào thời Càn Long, Ngụy Giai Thị vẫn chưa được phong làm Hoàng Hậu, lần tấn phong cuối cùng là năm Càn Long thứ 30 với địa vị là Hoàng quý phi.
Ngụy Giai Thị là con gái của Ngụy Thanh Thái, người đứng đầu quản lý nội cung. Ngụy Giai Thị kém Càn Long 16 tuổi, thông qua việc tuyển tú của Nội vụ phủ mà vào tiến cung. Dù không có ghi chép về việc Ngụy Giai Thị từng là cung nữ nhưng trong bài thơ của mình, Càn Long từng viết: “Hoàng hậu chước giáo dưỡng giả kim tịnh phụ đích cung” (Nhờ sự dạy bảo của hoàng hậu trước kia mà nay cũng đã làm chủ hậu cung), ý nói Ngụy Giai Thị và Hoàng hậu Hiếu Hiền (Phú Sát thị) từng có một khoảng thời gian ở bên nhau
Vào năm Càn Long thứ 10, Ngụy Giai Thị được phong Tấn, lấy chữ “Lệnh” làm tự. Trong “Hồng xưng thông dụng” (Những danh xưng đẹp phổ biến) có ghi lại, chữ “Lệnh” trong tiếng Mãn mang ý nghĩa “Thông minh”. Có thể thấy Hoàng đế Càn Long thích Ngụy Giai Thị tới mức nào. Sau khi cha của Ngụy Giai Thị là Ngụy Thanh Thái qua đời, Hoàng đế Càn Long còn phái Phó Hằng về giải quyết cho huynh đệ trong nhà Ngụy Giai Thị các vấn đề liên quan đến nhà cửa, công ăn việc làm, nợ nần...
Ngoài ra, Ngụy Giai thị đã liên tiếp sinh ra 6 người con trong vòng 10 năm, 4 trai 2 gái. Bà là người sinh cho Hoàng đế Càn Long nhiều con nhất. Con trai trưởng và thứ ba đều mất từ sớm. Con gái lớn Cố Luân Hòa Tĩnh công chúa từ năm 14 tuổi đã gả cho con trai của Thành Cổn Trát Bố là Lạp Vượng Đa Nhĩ Tể. Tuy nhiên, sau 6 năm kết hôn, Cố Luân Hòa Tĩnh công chúa vì mang bệnh nặng mà qua đời.
Con gái thứ hai là Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa kết hôn cùng Trát Lan Thái là con trai của Nhất đẳng Vũ nghị Mưu Dũng công Triệu Huệ. Tuy nhiên, Hòa Thạc Hòa Khác công chúa cũng chỉ sống đến năm 23 tuổi. Con trai thứ của Ngụy Giai Thị - Vĩnh Diễm sau này trở thành Hoàng đế, con trai thứ tư là Vĩnh Lân sống đến năm 55 tuổi. Dưới thời Gia Khánh, ông được ban cho sống tại ngôi nhà của Hòa Thân như hằng mong muốn.
Sau khi Lệnh Ý Hoàng quý phi (tức Ngụy Giai thị) có thai Vĩnh Lân, Càn Long đã cho người tu sửa tòa nhà phía Đông Dưỡng tâm điện - nơi chỉ Hoàng hậu mới có thể ở. Sau khi Lệnh phi chuyển đến ở nơi này, Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu vì lâm trọng bệnh mà qua đời, Ngụy Giai thị trở thành người đứng đầu Hậu cung.
Sử cũ ghi lại, Lệnh phi mất năm Càn Long thứ 40 (năm 1775) ở tuổi 49 và được chôn cất tại Thanh Dụ lăng.
Đến năm 1928, Tôn Điện Anh đã đột nhập vào Thanh Dụ lăng và Thanh Đông lăng. Ngay lập tức, Phổ Nghi cùng những người khác yêu cầu phải nghiêm khắc xử phạt Tôn Điện Anh cũng như cử một số người “giải quyết hậu quả”. Khi tiến vào Thanh Dụ lăng, người ta phát hiện một thi thể phụ nữ, đó chính là Lệnh Ý hoàng quý phi.
Có một điều khiến tất cả mọi người đều rất khó hiểu, bởi vì có đến 6 người được chôn cất cùng trong lăng mộ nhưng chỉ có thân xác Ngụy Giai Thị không hề bị phân hủy, gương mặt giống như đang còn sống. Sau khi khám nghiệm, người ta phát hiện trong thi thể của Ngụy Giai thị có chứa chất độc mãn tính. Chính vì vậy mà nhiều người nói rằng Ngụy Giai thị đã Càn Long hạ độc.
Nhưng cũng có người nói rằng, Ngụy Giai Thị 10 năm sinh ra 6 người con, lại thường cùng Càn Long đi chu du khắp nơi, thân thể tự nhiên sẽ yếu ớt, quanh năm phải dùng thuốc bổ, mà trong thuốc sẽ có 3 phần là độc dược, dần dần tích tụ, hậu quả có thể lường trước.
Dù lý do nào đi chăng nữa, Càn Long là một người khá ích kỷ, nếu như ông ta thực sự quan tâm Ngụy Giai Thị, sao có thể mặc kệ sức khỏe của bà như vậy?
Tuy nhiên, dù có dùng cách nào đi chăng nữa thì thi thể Ngụy Giai Thị không thể trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, nguyên nhân cái chết của bà có liên quan đến Càn Long hay không vẫn còn là một bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào