Khám phá

Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất

Nữ nhân này vốn là một cung nữ được Cao Ly cống nạp sang nhà Nguyên, dù không có người thân cũng không có chỗ dựa nhưng bà đã từng bước chiếm lấy ân sủng của Hoàng đế.

Hoàng hậu độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc bởi ngoại hình xấu xí, tính cách độc ác, hoang dâm / Khám phá "bí thuật" phòng the đỉnh cao của Hoàng hậu là kỹ nữ khiến vua say mê điên đảo

Vào thời nhà Nguyên, có một nữ nhân ngoại quốc từng khuấy đảo hậu cung lẫn triều đình Trung Hoa. Sau khi trở thành nữ nhân cao quý nhất hậu cung của Hoàng đế, chuyện đầu tiên bà thực hiện chính là tấn công đất nước của mình.

Nữ nhân này chính là Kỳ Hoàng hậu Hoàn Giả Hốt Đô, người đã tạo nên một kỳ tích trong thời nhà Nguyên, trở thành Hoàng hậu với thân phận người ngoại quốc. Kỳ Hoàng hậu cũng được xem là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Hoàng hậu Ki nổi tiếng trong bộ phim nổi tiếng cùng tên.

Kỳ Hoàng hậu nguyên họ là Kỳ thị, xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Cao Ly. Đáng lẽ bà phải có một cuộc sống viên mãn ở quê nhà nhưng có lẽ vì xuất thân cao quý và tướng mạo xuất chúng nên Kỳ thị phải gánh vác trọng trách nặng nề với đất nước.

Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Vào thời điểm đó, Trung Hoa là trung tâm kinh tế, chính trị của Châu Á. Chính vì vậy, hàng năm Cao Ly phải cống nạp những thứ trân quý nhất cho Hoàng đế Trung Hoa. Và Kỳ thị là một trong những nữ nhân được Cao Ly cống cho Hoàng đế nhà Nguyên lúc bấy giờ: Nguyên Huệ Tông.

Ban đầu, Kỳ thị được sắp xếp làm cung nữ dâng trà cho Hoàng đế. Sau đó, nhờ dung mạo kiều diễm và tư chất thông minh lanh lợi, bà đã khiến Nguyên Huệ Tông chú ý và đặc biệt sủng ái.

Hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông lúc đó là Khâm Sát thị, một nữ nhân nhỏ nhen và nóng nảy. Thấy Hoàng đế bị quyến rũ bởi một nữ nhân ngoại tộc, Khâm Sát thị đã ghen tuông và luôn đối đầu với Kỳ thị bất cứ khi nào có thể.

Lúc đó, dù là một sủng phi của Nguyên Huệ Tông nhưng ở hậu cung, Hoàng hậu luôn có một quyền lực nhất định, Hoàng đế cũng khó lòng can thiệp. Ngay cả khi biết Hoàng hậu đang làm khó dễ Kỳ thị nhưng Nguyên Huệ Tông không hề ra mặt, bà chỉ biết ôm đau khổ và oán hận trong lòng.

 

Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất - Ảnh 2.

Tuy nhiên, quãng thời gian Kỳ thị bị chèn ép không kéo dài. Năm 1335, Hoàng hậu Khâm Sát thị bị phế và đuổi khỏi hoàng cung vì dính líu đến tội phản quốc của anh trai. Theo một số tài liệu lịch sử, Kỳ thị là người có thù phải báo thù, do đó bà đã thúc giục Hoàng đế giết chết Khâm Sát thị.

Sau đó, Kỳ thị vẫn luôn thuyết phục Nguyên Huệ Tông lập mình làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, các quan đại thần đã kiên quyết phản đối điều này, nguyên nhân họ đưa ra là vì bà có thân phận ngoại quốc và xuất thân không tương xứng với vị trí Hoàng hậu.

Năm 1337, Nguyên Huệ Tông lập Hoằng Cát Lạt thị làm Hoàng hậu.

Năm 1339, Kỳ thị hạ sinh con trai đầu lòng của Hoàng đế, đặt tên là Ái Du Thức Lý Đạt Lạp. 3 năm sau, bà tiếp tục hạ sinh Hoàng tử thứ 2 là Thoát Cổ Tư Thiếp Mộc Nhi. Vì Kỳ thị sinh 2 con trai cho Hoàng đế, con trai trưởng còn được lập làm Thái tử, nên các quan đại thần cũng dần thay đổi thái độ với bà, chấp nhận quyết định sách lập bà làm "Đệ nhị Hoàng hậu".

 

Nguyên mẫu lịch sử của Hoàng hậu Ki: Xuất thân quý tộc Cao Ly nhưng sa cơ thành cung nữ Trung Hoa, sau cùng được Hoàng đế sủng ái bậc nhất - Ảnh 3.

Suy cho cùng, Kỳ thị cũng chỉ là Đệ nhị Hoàng hậu, Hoàng hậu thật sự của Trung Hoa lúc đó vẫn là Hoằng Cát Lạt thị. Nhưng dù vậy, Hoằng Cát Lạt thị không thể so với bà về quyền lực lẫn sự sủng ái của Hoàng đế.

Sau khi Hậu vị đã ổn định, Kỳ thị dần bộc lộ dã tâm thao túng triều đình. Lúc này, bà tiếp tục trả thù những kẻ đã gây khó dễ cho mình trước đó. Bà đã lập một kế hoạch khiến cho Thừa tướng Bá Nhan bị lưu đày, ông là người đứng đầu nhóm quần thần phản đối Hoàng đế lập bà làm Hoàng hậu.

Trong lúc đó, ở Cao Ly, gia tộc Kỳ thị bắt đầu tác oai tác quái, thậm chí còn lên kế hoạch lật đổ Cao Ly vương. Năm 1356, gia tộc Kỳ thị bị diệt trừ. Nghe tin người thân bị sát hại, Đệ nhị Hoàng hậu đã vội vàng phái Thái tử đem quân tấn công Cao Ly.

Năm 1365, Hoàng hậu Hoằng Cát Lạt thị băng thệ. Kỳ thị được cải họ thành Túc Lương Hợp thị và được lập làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, 3 năm sau, quân Minh tràn vào Trung Nguyên, bà buộc phải bỏ trốn cùng Nguyên Huệ Tông rồi qua đời sau đó.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm