Nguyên mẫu lịch sử của Tình Xuyên trong phim Cung tỏa tâm ngọc: Đích phúc tấn tâm cơ bị ép tự sát, chết rồi vẫn bị Hoàng đế Ung Chính "thiêu xác đổ tro"
Hoàng hậu độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc bởi ngoại hình xấu xí, tính cách độc ác, hoang dâm / Khám phá "bí thuật" phòng the đỉnh cao của Hoàng hậu là kỹ nữ khiến vua say mê điên đảo
Nhiều năm trước, Cung tỏa tâm ngọc là một trong những phim cung đấu làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc và Việt Nam. Nữ chính của bộ phim này là Tình Xuyên, do diễn viên Dương Mịch thủ vai.
Nhưng ít ai biết được, nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Tình Xuyên là Đích phúc tấn Quách Lạc La thị. Bà là một nữ nhân đặc biệt, đứng sau hành động nổi loạn của Liêm Thân vương Dận Tự, Hoàng tử thứ 8 còn sống đến tuổi trưởng thành của Hoàng đế Khang Hi.
Quách Lạc La thị xuất thân danh giá, vì cha mẹ đều mất sớm nên bà được ngoại tổ phụ nuôi nấng. Ngoại tổ phụ của bà là An Thân vương Nhạc Lạc, cháu nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và là một danh tướng có nhiều chiến công trong thời kỳ đầu nhà Thanh.
Năm Khang Hi thứ 31, Quách Lạc La thị được ban hôn cho Hoàng bát tử Dận Tự. Năm đó Dận Tự mới 11 tuổi, còn Quách Lạc La thị tròn 20 tuổi.
Năm Khang Hi thứ 37, sơ định lễ của Quách Lạc La thị và Dận Tự được cử hành. Quách Lạc La thị xuất thân cao quý, lại có tính tình mạnh mẽ và ngạo mạn, một tay bà lo liệu mọi chuyện trong nhà. Trong số các Hoàng tử của Hoàng đế Khang Hi, Dận Tự là người có ít thê thiếp và con cái nhất, nguyên có lẽ là vì Quách Lạc La thị còn không cho phép Dận Tự tiếp xúc thân mật với nữ nhân khác.
Là phụ thân ruột thịt của Dận Tự, Hoàng đế Khang Hi chắc chắn không muốn nhìn thấy con trai bị thê tử chèn ép đến mức phát sinh tin đồn sợ vợ. Hơn nữa, cuộc hôn nhân vốn dĩ mang ý nghĩa đại diện cho quan hệ giữa Hoàng đế Khang Hi và An Thân vương Nhạc Lạc, Dận Tự bị Quách Lạc La thị chèn ép dường như có ý nghĩa, quyền lực của hoàng tộc bị đe dọa. Chính vì vậy, Hoàng đế đã đích thân chỉ trích Quách Lạc La thị.
Nhưng, rốt cuộc tại sao Quách Lạc La thị được Hoàng đế Khang Hi ban hôn, cuối cùng lại bị Hoàng đế Ung Chính ban chết? Tất cả đều liên quan đến sự kiện Cửu tử đoạt đích nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Dưới chủ ý của Quách Lạc La thị, Dận Tự đã thực hiện nhiều hành động sai quấy. Sau khi Dận Nhưng bị phế truất ngôi vị Thái tử, ông đã bị nhốt tại phủ đệ dưới sự quản thúc của Dận Tự. Lúc đó, Dận Tự đã chiêu dụ những người từng ủng hộ Dận Nhưng về phe mình, tạo thành phe Bát gia đảng. Đằng sau Dận Tự lúc đó còn có sự hậu thuẫn từ nhà mẹ của Quách Lạc La thị.
Chứng kiến cảnh "huynh đệ tương tàn" của các con, Hoàng đế Khang Hi thật sự rất đau lòng. Ít lâu sau đó, ông đã tước bỏ phong vị Bối lặc của Dận Tự. Người đời sau cho rằng, tham vọng ngai vàng của Dận Tự quá lớn đã khiến ông mất đi sự yêu thương và tin tưởng trong mắt Hoàng đế.
Về sau, Dận Chân lên ngôi, tức Hoàng đế Ung Chính, Dận Tự được phong làm Thân vương. Nếu lúc đó Quách Lạc La thị an phận thì sẽ không rơi vào kết cục bị ban chết, nhưng bà đã quá "lộng hành" sau khi Tân đế kế vị.
Năm Ung Chính thứ 4, Hoàng đế hạ chỉ với nội dung: Liêm Thân vương Dận Tự ngày càng ngạo mạn, thê tử cũng quá xảo quyệt khiến Dận Tự sợ hãi... Dận Tự phải bị trị tội, thê tử hắn cũng không thể tiếp tục làm dâu của dòng họ Ái Tân Giác La nữa.
Theo đó, Hoàng đế Ung Chính đã hủy bỏ thân phận Đích phúc tấn của Quách Lạc La thị và đuổi về nhà mẹ đẻ. Nếu Dận Tự vì việc này mà oán hận thì sẽ bị xử tử, vợ con cũng không thoát chết.
Nhận được thánh chỉ, Quách Lạc La thị vẫn ung dung như không có chuyện xảy ra. Hành động này đã khiến Hoàng đế càng tức giận hơn. Một tháng sau, Hoàng đế Ung Chính ban chết cho Quách Lạc La thị, thậm chí còn ra lệnh "thiêu xác đổ tro". Về sau, bà không thể hợp táng với Dận Tự vì tro cốt đã bị vứt mất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ