Đế chế La Mã là một trong những nền văn minh phát triển nhất thời cổ đại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân khiến đế chế La Mã suy tàn rất có khả năng là căn bệnh sốt rét.
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, giới chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực giải mã nguyên nhân khiến đế chế La Mã sụp đổ.
Theo đó, nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích lý do khiến nền văn minh phát triển rực rỡ một thời suy tàn. Trong số này, nổi bật là giả thuyết một dịch bệnh nguy hiểm từng bùng phát và góp phần gây nên sự sụp đổ của đế chế La Mã.
Giả thuyết này đã được chứng minh khi vào năm 2001, các nhà khảo cổ phát hiện hài cốt 47 trẻ em bên dưới một biệt thự La Mã cổ đại ở Lugnano, Italy.
Khi tiến hành kiểm tra ADN của những bộ hài cốt có niên đại cách đây hơn 1.500 năm trên, các chuyên gia phát hiện xương của một số đứa trẻ có dấu vết của ký sinh trùng sốt rét falciparum.
Đây là loại ký sinh trùng ác tính mạnh nhất trong 4 loại gây bệnh sốt rét trên người hiện nay. Ký sinh trùng falciparum được biết là nguyên nhân gây nên sảy thai và tử vong ở trẻ em.
Với phát hiện này, các nhà khoa học kết luận bệnh sốt rét đã gây nên cái chết của những em nhỏ này.
Vào tháng 2/2016, các nhà khoa học thông tin về kết quả kiểm tra, phân tích ADN những chiếc răng của 58 người lớn và 10 trẻ em tại 3 nghĩa trang thuộc giai đoạn Đế chế La Mã ở Italy.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra những đối tượng nghiên cứu từng mắc bệnh sốt rét. Từ đây, các chuyên gia nhận định bệnh sốt rét có thể là một nguồn bệnh chủ yếu trong lịch sử đã gây nên sự chết chóc lan tràn ở đế chế La Mã thời cổ đại.
Rome là một trong những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh sốt rét. Do có nhiều người tử vong vì căn bệnh này nên có tác động lớn đến lực lượng quân đội.
Do suy giảm dân số dẫn đến thiếu binh sĩ gia nhập đế chế La Mã. Điều này khiến quân đội gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy lùi các cuộc xâm lược cũng như dẹp loạn trong nước.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
Theo Tâm Anh/Kiến thức