Nguyên nhân nào giúp vượn cổ có thể tiến hóa thành con người?
Muỗi – Kẻ thù của giấc ngủ hay mắt xích sinh thái không thể thiếu? / Bí ẩn lòng bàn tay Như Lai: Phép thuật nào khiến Tôn Ngộ Không không thể thoát thân?
Từ ngàn đời, con người luôn tò mò về nguồn gốc của chính mình. Thần thoại phương Đông kể về Nữ Oa tạo ra loài người, tôn giáo phương Tây gọi đó là tạo hóa, còn Darwin thì đưa ra một giả thuyết mạnh mẽ hơn: loài người tiến hóa từ vượn cổ đại.
Thuyết tiến hóa của Darwin mang tính khoa học, thực tiễn, nhưng cũng đặt ra một câu hỏi hóc búa: Tại sao loài vượn – vốn đang sống ổn định trong rừng – lại đột ngột tiến hóa thành người?
Ảnh minh họa.
Câu trả lời không nằm ở những công cụ đá đầu tiên hay ngọn lửa đầu tiên được nhóm lên. Bước ngoặt thực sự xảy ra khi loài vượn… đứng thẳng và bước đi bằng hai chân.
Khoảng 15 triệu năm trước, châu Phi là một vùng rừng rậm xanh tươi, nơi loài vượn sinh sống thoải mái trên những tán cây cao. Nhưng rồi lớp vỏ trái đất chuyển mình – địa tầng phía đông châu Phi nâng lên, khí hậu biến đổi khô hạn, cây lớn biến mất, thay vào đó là những bụi cây thấp và đồng cỏ.
Sự thay đổi không chỉ là về môi trường. Một "thung lũng tách giãn" khổng lồ hình thành, chia đôi Đông và Tây Phi. Ở phía tây, vượn vẫn có thể di cư theo rừng cây. Nhưng ở phía đông – nơi không còn rừng và bị cô lập địa lý – vượn cổ buộc phải học cách thích nghi trên mặt đất.
Đó là khởi đầu của một cuộc tiến hóa vĩ đại.
Trên vùng đất trống trải, không còn bóng cây để ẩn nấp, các loài ăn thịt rình rập khắp nơi. Đi bằng bốn chân không giúp loài vượn chạy nhanh hơn thú săn mồi, nhưng đứng thẳng lại cho họ một lợi thế bất ngờ: tầm nhìn xa hơn.
Đi bằng hai chân không chỉ giúp loài vượn quan sát kẻ thù từ xa, mà còn tiết kiệm năng lượng hơn. Họ có thể đi xa hơn, tìm kiếm nhiều thức ăn hơn – từ hạt giống, rễ cây đến xác động vật.
Dần dà, đôi chân khỏe hơn, đùi dày hơn, còn đôi tay – được giải phóng khỏi chức năng di chuyển – trở nên khéo léo hơn. Và đôi tay ấy chính là công cụ châm ngòi cho bước phát triển trí tuệ tiếp theo.
Tay giúp con người chế tạo công cụ, nhóm lửa, đào bới, hái lượm – mở rộng khả năng sinh tồn. Khi lửa xuất hiện, thức ăn được nấu chín, giàu dinh dưỡng hơn, tạo điều kiện cho não bộ phát triển.
Không chỉ đơn thuần là một loài biết sử dụng công cụ, tổ tiên loài người còn biết sáng tạo, học hỏi và truyền đạt – yếu tố quyết định cho sự hình thành của xã hội và văn minh.
Ngôn ngữ giúp con người truyền đạt suy nghĩ, nhưng chỉ khi chữ viết ra đời, tri thức mới thực sự được tích lũy và kế thừa qua nhiều thế hệ.
Nếu không có chữ viết, mọi bài học đều phải được “truyền miệng” – đầy rủi ro, lệch lạc và dễ mai một. Nhưng khi con người bắt đầu ghi chép, họ có thể “đứng trên vai những người khổng lồ”, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, xây dựng nên nền văn minh hiện đại.
Quá trình “từ vượn thành người” không phải là một cuộc cách mạng đột ngột, càng không phải lựa chọn tự nguyện. Đó là hệ quả của một chuỗi dài những biến cố môi trường, địa lý và sinh tồn.
Loài vượn cổ phía đông châu Phi đã không còn đường lui – hoặc học cách sống trên mặt đất, hoặc tuyệt chủng. Họ đã chọn đứng dậy. Và từ bước đi thẳng đầu tiên đó, loài người bắt đầu hành trình chinh phục thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'