Nhà khảo cổ Ai Cập liên tục bị ác mộng sau khi khai quật xác ướp
Những cảnh ấn tượng ngỡ ở hành tinh khác khiến du khách không tin vào mắt mình / Tam quốc diễn nghĩa: Trận chiến kinh điển minh chứng cho tài năng hơn người của Tào Tháo
Lời nguyền của các Pharaoh là một câu thần chú được cho sử dụng cho bất kỳ ai làm xáo trộn giấc ngủ của xác ướp, dường như không phân biệt giữa kẻ trộm và nhà khảo cổ, được cho là gây ra xui xẻo, bệnh tật hoặc thậm chí là cái chết.
Zahi Hawass bên cạnh một chiếc quách cổ.
Từ giữa thế kỷ XX, nhiều nhà sử học cho rằng lời nguyền của các Pharaoh là có thật, do những tình huống không thể giải thích được xảy ra sau khi quan tài cổ đại được mở ra.
Zahi Hawass là một nhà khảo cổ Ai Cập và cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật, người tuyên bố đã phát hiện ra Thung lũng xác ướp tại Bahariya và trực tiếp trải nghiệm lời nguyền.
Khu vực ông Zahi Hawass phát hiện ra được biết đến là địa điểm chôn cất khổng lồ ở sa mạc phía Tây có hơn 10.000 xác ướp.
Zahi Hawass cho biết ông từng gặp nhiều ác mộng lien quan đến hai xác ướp trẻ em.
Trong quá trình khai quật, người đàn ông 71 tuổi tình cờ đã khai quật hai xác ướp trẻ em. Sau khi phát hiện ra các xác ướp này, ông và nhóm của mình đã gỡ bỏ để đưa vào trưng bày tại một bảo tàng.
Tuy nhiên, trong bộ phim tài liệu "top 10 bí mật và bí ẩn" của Netflix mới công chiếu đã tiết lộ việc các xác ướp quay trở lại ám ảnh Zahi Hawass.
Zahi Hawass cho biết, ông đã liên tục bị ám ảnh trong giấc mơ của mình bởi hai xác ướp trẻ em.
Ban đầu, chỉ có khuôn mặt của các xác ướp xuất hiện. Sau đó, Zahi Hawass mơ thấy họ vươn tay về phía cổ họng của ông. Tuy nhiên, khi họ được "đoàn tụ" với xác ướp của cha mình, những cơn ác mộng đã dừng lại.
Đầu tháng này, một bộ phim tài liệu khác cũng từng tiết lộ sáu nhà khảo cổ đã chết một cách bí ẩn chỉ vài tháng sau khi mở một chiếc quách cổ vào năm 1922. Những cái chết được cho là do cùng một lời nguyền, được tạo ra bởi các Pharaoh.
Ngày nay, nguyên nhân ban đầu đã được xác nhận có thể do các nhà khảo cổ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn lạ. Chính vì vậy, để tránh các căn bệnh lạ, các nhà khảo cổ thường đeo mặt nạ bảo vệ khi vào các lăng mộ có xác ướp.
Các nhà khảo cổ học nhận thức được rằng vi khuẩn hoạt động trong vật liệu hữu cơ bị phân hủy lâu ngày có thể xâm nhập vào vết thương hở và lây nhiễm rất nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách