Khám phá

Nhà khoa học nào tử vong tại chỗ sau khi nhảy từ tháp Eiffel?

Ngày 4/2/1912, nhà khoa học người Áo Franz Reichelt tử vong tại chỗ sau khi nhảy từ tầng 1 của tháp Eiffel để thử nghiệm áo dù.

1. Bác sĩ Nga Alexander Bogdanov là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực truyền máu. Ông chết vì truyền nhầm máu của người mắc bệnh gì?Có thể bạn quan tâm Theo NCBI, năm 1924, Alexander Bogdanov bắt đầu các thí nghiệm truyền máu với hy vọng giúp con người trẻ lại. Tuy nhiên, vài năm sau, ông trả giá bằng tính mạng khi truyền nhầm máu của một sinh viên mắc bệnh sốt rét và lao.

2. Nhà khoa học người Áo Franz Reichelt chết khi thử nghiệm áo dù cho phi công lái máy bay. Ông đã nhảy từ đâu xuống? Ngày 4/2/1912, nhà khoa học người Áo Franz Reichelt tử vong tại chỗ sau khi nhảy từ tầng 1 của tháp Eiffel để thử nghiệm áo dù.

3. Chính quyền Paris cho phép Reichelt thực hiện buổi thử nghiệm với điều kiện nào? Sau khi tạo ra áo dù, Franz Reichelt liên hệ với chính quyền Paris để thực hiện thử nghiệm ở tháp Eiffel. Ông được chấp thuận với điều kiện cú nhảy được thực hiện với một người nộm.

4. Nhà chiêm tinh học, thiên văn học nổi tiếng Tycho Brahe là người nước nào? Theo Britannica, Tycho Brahe (1546-1601) là nhà quý tộc, thiên văn học, nhà văn người Đan Mạch. Ông nổi tiếng với khả năng quan sát thiên văn, hành tinh chính xác và toàn diện.

5. Tại sao Tycho Brahe mất một phần mũi? Năm 1566, Brahe tranh cãi với Manderup Parsberg, bạn học của ông tại ĐH Rostock, đồng thời là anh họ, về kiến thức liên quan tính toán (hoặc thiên văn). Hai người rút kiếm đấu tay đôi, Tycho Brahe bị mất một phần mũi.

6. Tycho Brahe qua đời vì bệnh gì? Ngày 24/10/1601, Tycho Brahe qua đời vì bệnh viêm thận. 10 ngày trước đó, ông tham dự bữa tiệc hoàng gia và từ chối ra ngoài đi tiểu vì điều đó không hợp lễ nghi. Hậu quả, ông khó tiểu và chịu đau đớn trước khi qua đời.

7. Ai từng bị nghi đầu độc Tycho Brahe? Năm 1901, nhân kỷ niệm 300 năm ngày mất của Tycho Brahe, các nhà khoa học khai quật mộ ông, phát hiện thủy ngân trong thi cốt. Họ nghi ngờ Johannes Kepler - nhà thiên văn học, toán học, chiêm tinh học nổi tiếng người Đức từng làm trợ lý cho Brahe - đầu độc ông vì ghen ghét. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy đây không phải sự thật.

Theo Nguyễn Sương/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo