Khám phá

Nhà Nguyễn phân chia thứ bậc hậu cung ra sao?

Thời chúa Nguyễn và đầu triều Nguyễn, chế độ nội cung được tổ chức theo mô hình thời Lê (tam phi, tam tu, cửu tần, tam chiêu, tam sung, lục chức).

Chuyện về phi tần thân phận thấp kém bước lên nắm quyền lực cao nhất hậu cung nhưng lại đoản mệnh / Nàng phi tần độc chiếm hậu cung nhà Tống suốt 14 năm: Xuất thân từ "vũ nữ", ỷ sủng sinh kiêu, không con trai vẫn khiến triều đình điên đảo

Thời chúa Nguyễn và đầu triều Nguyễn, chế độ nội cung được tổ chức theo mô hình thời Lê (tam phi, tam tu, cửu tần, tam chiêu, tam sung, lục chức). Theo sách Đại Nam thực lục và sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua ra dụ đặt chín bậc phi tần ở nội cung (cửu giai). Hoàng quý phi ở trên bậc nhất chín bậc phi tần, là ngôi chủ quỹ trong cung, cai quản Lục viện, giúp việc nội trị, giữ nghiêm nội chính. Chín bậc phi tần gồm: Nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân.

Thời chúa Nguyễn và đầu triều Nguyễn, chế độ nội cung được tổ chức theo mô hình thời Lê (tam phi, tam tu, cửu tần, tam chiêu, tam sung, lục chức). Theo sách Đại Nam thực lục và sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua ra dụ đặt chín bậc phi tần ở nội cung (cửu giai). Hoàng quý phi ở trên bậc nhất chín bậc phi tần, là ngôi chủ quỹ trong cung, cai quản Lục viện, giúp việc nội trị, giữ nghiêm nội chính. Chín bậc phi tần gồm: Nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân.

Cùng việc đặt thứ bậc nội cung, để tỏ rõ trật tự chính sự và nghi lễ trong cung, vua Minh Mạng còn đặt ra lục thượng (sáu yêu chuộng) để định rõ chức phận phải làm của các phi tần. Trong lục thượng, phần việc giữ nghi lễ, tiết văn (thượng nghi) được đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là giữ của báu, châu ngọc (thượng trân); giữ đồ dùng, đồ chơi (thượng khí); giữ chăn, nệm, giường, màn (thượng phước); giữ thức ăn ngon, trà, hoa quả (thượng thực); giữ mũ, giày, áo, xiêm (thượng y).

Cùng việc đặt thứ bậc nội cung, để tỏ rõ trật tự chính sự và nghi lễ trong cung, vua Minh Mạng còn đặt ra lục thượng (sáu yêu chuộng) để định rõ chức phận phải làm của các phi tần. Trong lục thượng, phần việc giữ nghi lễ, tiết văn (thượng nghi) được đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là giữ của báu, châu ngọc (thượng trân); giữ đồ dùng, đồ chơi (thượng khí); giữ chăn, nệm, giường, màn (thượng phước); giữ thức ăn ngon, trà, hoa quả (thượng thực); giữ mũ, giày, áo, xiêm (thượng y).

Cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua Minh Mạng cũng chuẩn định lệ ban phong. Theo đó, Hoàng quý phi dùng sách vàng. 9 bậc phi tần: Nhất giai phi, nhị giai phi dùng sách bạc mạ vàng; tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân dùng sách bạc, cửu giai tài nhân không vào ban thứ nào dùng sắc phong bằng lụa màu, có trục.

Cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua Minh Mạng cũng chuẩn định lệ ban phong. Theo đó, Hoàng quý phi dùng sách vàng. 9 bậc phi tần: Nhất giai phi, nhị giai phi dùng sách bạc mạ vàng; tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tiệp dư, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân dùng sách bạc, cửu giai tài nhân không vào ban thứ nào dùng sắc phong bằng lụa màu, có trục.

Số tiền bổng lộc hàng năm của Hoàng quý phi cao gấp 2 lần đệ nhất giai phi. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua cũng chuẩn định lệ cấp bổng lộc hàng năm: Hoàng Quý Phi 1.000 quan tiền, 300 phương gạo (1 phương gạo bằng 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng); nhất giai phi 500 quan tiền, 250 phương gạo. Những bậc còn lại trong chín bậc phi tần phần tiền và gạo lĩnh hàng năm thấp dần.

Số tiền bổng lộc hàng năm của Hoàng quý phi cao gấp 2 lần đệ nhất giai phi. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cùng việc đặt ra thứ bậc nội cung, vua cũng chuẩn định lệ cấp bổng lộc hàng năm: Hoàng Quý Phi 1.000 quan tiền, 300 phương gạo (1 phương gạo bằng 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng); nhất giai phi 500 quan tiền, 250 phương gạo. Những bậc còn lại trong chín bậc phi tần phần tiền và gạo lĩnh hàng năm thấp dần.

Theo sách Đời sống cung đình triều Nguyễn và sách Đời sống trong Tử Cấm thành, các bà phi ở điện riêng, Hoàng Quý Phi ở điện Khôn Thái, sau điện Càn Thành (nơi vua ở). Những bà phi khác ở điện Trinh Minh. Các bà tần ở viện Đoan Huy. Những bà tiệp dư ở viện Thuận Huy. Các bà khác ở điện Đoan Trang, Đoan Hòa, Đoan Thuận, Đoan Tường.

Theo sách Đời sống cung đình triều Nguyễn và sách Đời sống trong Tử Cấm thành, các bà phi ở điện riêng, Hoàng Quý Phi ở điện Khôn Thái, sau điện Càn Thành (nơi vua ở). Những bà phi khác ở điện Trinh Minh. Các bà tần ở viện Đoan Huy. Những bà tiệp dư ở viện Thuận Huy. Các bà khác ở điện Đoan Trang, Đoan Hòa, Đoan Thuận, Đoan Tường.

 

Theo sách Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện (1916-1925) trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ bậc lục giai tiệp dư trở lên được gọi bằng “bà”. Ba bậc còn lại là thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân chỉ được gọi bằng “chị".

Theo sách Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện (1916-1925) trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ bậc lục giai tiệp dư trở lên được gọi bằng “bà”. Ba bậc còn lại là thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân, cửu giai tài nhân chỉ được gọi bằng “chị".

Đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng các vua nhà Nguyễn rất ít khi sách phong Hoàng quý phi. Trong lịch sử nội cung của triều đại này, bà Trang Ý tên thật là Vũ Thị Duyên, húy là Hài, người Lệ Thủy (Quảng Bình), con của Ngự tiền đại thần thái tử, thái bảo Đông các học sĩ Vũ Xuân Cẩn là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Nguyễn. Năm 1843, bà được tuyển vào hầu hạ vua Tự Đức ở nơi tiềm để. Năm 1862, bà được vua Tự Đức tấn phong làm Hoàng quý phi. Năm 1882, bà bị giáng làm Trung phi, bậc nhất giai. Đến thời vua Đồng Khánh, bà được tôn làm Hoàng thái hậu, vị hiệu Trang Ý Hoàng thái hậu.

Đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng các vua nhà Nguyễn rất ít khi sách phong Hoàng quý phi. Trong lịch sử nội cung của triều đại này, bà Trang Ý tên thật là Vũ Thị Duyên, húy là Hài, người Lệ Thủy (Quảng Bình), con của Ngự tiền đại thần thái tử, thái bảo Đông các học sĩ Vũ Xuân Cẩn là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Nguyễn. Năm 1843, bà được tuyển vào hầu hạ vua Tự Đức ở nơi tiềm để. Năm 1862, bà được vua Tự Đức tấn phong làm Hoàng quý phi. Năm 1882, bà bị giáng làm Trung phi, bậc nhất giai. Đến thời vua Đồng Khánh, bà được tôn làm Hoàng thái hậu, vị hiệu Trang Ý Hoàng thái hậu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm