Khám phá

Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành: Nơi hồng nhan trở thành lời nguyền và sắc đẹp chỉ là mối họa

Chốn hậu cung ở Tử Cấm Thành được ví như một chiếc "lồng son", nơi mà "bước chân đi cấm kì quay trở lại", nơi chốn dấu thanh xuân của biết bao nhiêu mỹ nữ thời xưa.

Người đầu tiên ăn socola ở Trung Quốc: Cất công tìm cho bằng được nhưng đến khi nếm xong thì... trở mặt / Ngôi đền với nghi lễ độc dị, nhìn chiếc mũ trên đầu người đội ai cũng sốc

Với những người yêu thích phim cổ trang chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với những hình ảnh những phi tần của Hoàng Đế xưa chỉ quanh quẩn trong cung điện và một khi đã bước vào tấm" lồng son" cũng giống như cả đời bị giam lỏng vậy.

Những người được tuyển vào cung ngoài nhóm làm người hầu và nô tì thì một nhóm khác được tuyển chọn để làm nhiệm vụ sinh con cho Hoàng Đế, những người này nếu sinh được con cho Hoàng Đế thì sẽ được tấn phong lên các vị trí cao hơn trong nộ cung, tuy nhiên để bước chân vào hậu cung thì đó là một quá trình gian nan và khó khăn, không phải chỉ có sắc đẹp là có tất cả.

Nhà Minh (1368-1644) có một hệ thống chính thức cho việc tuyển chọn phi tần nhập hậu cung. Cứ 3 năm sẽ diễn ra kỳ tuyển chọn trong Tử Cấm Thành, độ tuổi dao động từ 14-16 tuổi và được lựa chọn dựa trên hoàn cảnh, đức hạnh, ứng xử, tính cách, vẻ ngoài và cơ thể.

Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành: Nơi hồng nhan trở thành lời nguyền và sắc đẹp chỉ là mối họa - ảnh 1

Tuy vậy, đến thời Thuận Trị nhà Thanh, phần lớn những phụ nữ tiến cung đều được giới hạn trong các gia đình có Bát Kỳ (là một chế độ tổ chức quân sự chính trị của người Mãn), chủ yếu là người Mãn Châu và Mông Cổ. Dưới triều đại nhà Thanh, các cô gái sẽ được đưa đến Thần Vũ Môn vào ngày thi tuyển. Họ sẽ được đi cùng cha mẹ hoặc người thân gần nhất, cùng với người đứng đầu thị tộc và các quan chức địa phương.

Nền tảng xã hội không tạo ra rào cản và nhiều hoàng đế đã chọn cho mình các phi tần từ thường dân. Chỉ riêng có hoàng hậu là ngoại lệ, đây là người luôn phải xuất thân trong một gia đình làm quan chức cấp cao.

Sẽ có khoảng 100 tú nữ được tuyển chọn qua nhiều đêm, cơ thể của các tú nữ cũng được kiểm tra xem có bị mắc những bệnh về ngoài da, lông trên cơ thể, mùi cơ thể và vô số những vấn đề sức khỏe khác hay không. Những người khi đã được tuyển chọn vào vòng gần cuối sẽ bắt đầu được đào tạo về cung cách, cử chỉ, dáng đi. Thậm chí, các tú nữ còn được học các môn nghệ thuật như vẽ tranh, đọc, viết, cờ vua, khiêu vũ, làm thơ...

Cuối cùng, những người nổi bật nhất sẽ có một khoảng thời gian để hầu cận Thái Hậu, chăm sóc đến các nhu cầu hàng ngày của bà. Bên cạnh đó, những người này cũng sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra trong khi ngủ để tìm ra mọi thói quen xấu về đêm như ngáy, phát ra mùi hôi, nói mớ, mộng du..

Dưới triều Thanh, các tú nữ được chọn sẽ được đưa đến Thần Vũ môn, ở phía Bắc Tử Cấm Thành vào ngày thi tuyển. Đi cùng họ thường là cha mẹ, họ hàng thân tộc, bên cạnh là trưởng họ và các quan địa phương.

Trong ngày đầu tiên của quá trình thi tuyển, các cô gái được chọn sẽ xếp thành hàng 100 người, dựa theo độ tuổi từng người.

Quy trình tuyển chọn phi tần nghiêm ngặt

Năm 1621, Hoàng đế nhà Minh, Minh Tông Hy đã gửi các hoạn quan đi khắp đất nước để tuyển chọn 5000 cô gái xinh đẹp tuổi từ 13-16 để tiến cung.

Trong ngày đầu tiên, 5000 cô gái sẽ xếp thành từng hàng 100 người theo độ tuổi. Khoảng 1000 người sẽ bị loại vì quá cao, quá thấp, quá béo hoặc quá gầy.

Ngày thứ 2, các hoạn quan sẽ là người trực tiếp kiểm tra cơ thể của các cô gái và đánh giá giọng nói, cách cư xử, cung cách của họ. 2000 cô gái sẽ được loại bỏ trong ngày này.

Ngày thứ 3 được dành để quan sát bàn chân, bàn tay, và chuyển động của cơ thể. Kì kiểm tra này sẽ loại khoảng 1000 người.

Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành: Nơi hồng nhan trở thành lời nguyền và sắc đẹp chỉ là mối họa - ảnh 2

Trong hàng ngàn mỹ nhân chỉ những người thực sự xuất sắc được tuyển chọn

1000 người còn lại sẽ tiếp tục trải qua các cuộc kiểm tra về phụ khoa và khoảng 700 người sẽ bị loại sau kì kiểm tra này.

300 người còn lại sau đó sẽ được gửi vào cung điện để trải qua một loạt các bài kiểm tra kéo dài cả tháng về trí thông minh, công dung ngôn hạnh, khí chất và đạo đức.

50 cô gái xuất sắc nhất sẽ được kiểm tra và phỏng vấn thêm về toán học, văn học, nghệ thuật... Và cuối cùng, chỉ 1 trong những người này mới được hoàng đế chú ý và chiếm được tình cảm của ngài.

Số phận của những tú nữ còn lại hầu hết dành cả đời trong sự cô đơn, ghen tuông và hận thù. Bởi vậy mới nói, vào giai đoạn lịch sử này của Trung Quốc, vẻ đẹp giống như là một lời nguyền hơn là một phước lành.

Và đương nhiên, các phi tần này sau khi được tuyển chọn sẽ bị nghiêm cấm quan hệ tình dục với bất kì ai khác ngoài hoàng đế. Hầu hết mọi động thái của họ đều bị giám sát bởi các hoạn quan, những người nắm giữ quyền lực rất lớn trong cung điện. Trước khi hoàng đế đến hậu cung của họ, các phi tần sẽ phải tắm rửa thật sạch sẽ và phải được thái y kiểm tra tổng quát mới được cho diện kiến nhà vua.

 

Các phi tần hầu hết đều có nơi ở riêng, và một ngày của họ sẽ được lấp đầy bởi các hoạt động như trang điểm, may vá, làm nghệ thuật hay giao tiếp với các phi tần khác. Nhiều người trong số các phi tần dành cả cuộc đời mình trong cung điện mà không một lần nào được nhìn thấy khuôn mặt của Hoàng đế.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt cho một chức danh

Hẳn nhiên, việc thông dâm của các phi tần với những người không phải Hoàng đế là đặc biệt nghiêm cấm.

Hầu hết các hoạt động của họ bị quan sát và họ cũng phải làm theo lời các thái giám, những kẻ có quyền sinh quyền sát trong cung. Trước khi được nhập long sàng, phi tần sẽ được ngự y kiểm tra toàn thân khi họ đi tắm.

Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành: Nơi hồng nhan trở thành lời nguyền và sắc đẹp chỉ là mối họa - ảnh 3

Không phải ai cũng được Hoàng đế để ý và có sắc đẹp chưa phải là có tất cả

 

Giữa hàng trăm, hay thậm chí hàng ngàn người ở hậu cung như thế, những phi tần ắt khó tránh khỏi việc bị người khác ganh ghét nếu được hoàng đế sủng ái. Họ cũng luôn cố gắng khiến cho mình nổi bật hơn trong mắt vị Thiên tử bằng phấn son, lối cư xử mê hoặc, hay cả khả năng nghệ thuật. Rất nhiều trong số họ đã phải chết trong cung cấm trước khi được Hoàng đế để mắt.

Người thời đó tin rằng, cách phân bổ một lịch sủng hạnh phù hợp sẽ giúp duy trì long thể của hoàng đế, cũng như vận mệnh đất nước. Vào thế kỉ thứ 10, người ta không dùng lịch để theo dõi thời gian, mà là để giúp Hoàng đế có thể sắp xếp một lịch sinh hoạt điều độ. Thời điểm Thiên tử sủng hạnh, cùng với ai, sẽ được quan ngự sử ghi chép lại để có thể sử dụng cho nhiều mục đích sau này.

Ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác, tuổi được xác định từ lúc thụ thai, không phải là khi đứa trẻ được sinh ra. Người Trung Quốc tin rằng phụ nữ có khả năng thụ thai cao hơn trong kì trăng tròn, khi mà Âm, hay sinh khí Hoàng hậu đủ mạnh để hợp nhất với Dương, sinh khí của Hoàng đế.

Hoàng hậu cùng các phi tần khác cũng sẽ nhập sàng với hoàng đế khi trăng tròn bởi vì theo đức tin, những đứa trẻ được thụ thai vào thời kì này sẽ sở hữu những phẩm hạnh tuyệt vời mà các đứa trẻ khác không có. Nhưng phi tần ở các đẳng cấp thấp hơn cũng được sắp xếp vào giờ khác, thường là quanh thời điểm trăng tròn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm