Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart từng có nhiều hành vi kỳ lạ, 'ngờ ngệch': Lý giải từ chuyên gia
Cặp vợ chồng mang 3 bức tượng đi thẩm định, chuyên gia run run: Anh chị nhìn xem bên trong có thứ gì? / Phát hiện loài cá sấu cổ đại tại Australia có khả năng chạy nhanh trên cạn cách đây 40.000 năm
Năm 1983, hai nhà nghiên cứu Đan Mạch lần đầu tiên đưa ra giả thuyết Mozart mắc hội chứng Tourette tại một hội nghị tâm thần học. Qua nghiên cứu các bức thư của Mozart, các nhà khoa học nhận thấy có những từ ngữ được lặp đi lặp lại một cách "ngờ nghệch". Các bức thư ông viết có biểu hiện của một người trầm cảm: sự nhại lời.
Một số người thân của ông cũng từng xác nhận ông thường tạo ra những tiếng động rất "kỳ quặc".
Ngoài chứng bệnh Tourette, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng Mozart còn mắc phải hội chứng Asperger.
Vậy Tourette và Asperger là hội chứng gì? Dưới đây là sự lý giải của chuyên gia.
Hội chứngTouretteTheo Ths.BSNT Nguyễn Viết Chung, Giảng viện bộ môn tâm thần và tâm lý học lâm sàng, Đại học Y Dược (Đại học Quốc Gia Hà Nội), bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Quốc tế, Bệnh viện E, hội chứng Gilles de la Tourette được đặt theo tên của người phát hiện ra hội chứng này. Hội chứng này gặp ở mọi lứa tuổi và hay gặp nhất ở lứa tuổi học đường.
Một bệnh nhân được chẩn đoán mắc Hội chứng Gilles de la Tourette khi có 2 triệu chứng: Hành vi lặp lại và tạo ra những tiếng động khác thường (nấc, gáy, la hét…). Nếu bệnh nhân chỉ có một trong 2 triệu chứng thì sẽ được chẩn đoán là rối loạn TIC vận động (giật mắt, nghiêng cổ, giật tay…) hoặc TIC âm thanh.
[Đọc thêm:Bà mẹ trẻ thú nhận "có suy nghĩ tiêu cực làm hại con", rung lên hồi chuông cảnh báo về trầm cảm sau sinh]
Hội chứng Gilles de la Tourette gồm có 2 nhóm: Nhóm có các triệu chứng thoáng qua xuất hiện dưới 1 năm và tự hết, nhóm mãn tính khi các triệu chứng kéo dài trên 1 năm.
Hội chứng Gilles de la Tourette hay gặp ở lứa tuổi học đường, ảnh minh hoạ.
Bác sĩ Chung cho hay: "Hội chứng Gilles de la Tourette thường khời phát ở nhóm từ 3-20 tuổi, gặp nhiều ở lứa tuổi học đường. IQ của nhóm bệnh nhân mắc hội chứng này bình thường, thậm chí có những trường hợp rất thông minh. Tuy nhiên, chỉ vì những hành vi "bất thường" như động tác giật máy mà nhiều người nghĩ đó là đứa trẻ hư, không biết vâng lời, hạnh kiểm kém.
Thực tế rất nhiều bệnh nhân tôi điều trị, vì chưa hiểu vấn đề nên bố mẹ đều nghĩ con có cách cư xử không đúng mực, giáo viên thì cho rằng học sinh hỗn láo. Do khi bố mẹ thầy cô nói, bệnhnhân máy giật mắt hoặc nấc cục, có trường hợp tự dung la ré lên…
Điều đặc biệt của Hội chứng Gilles de la Tourette là khi người bệnh bị căng thẳng các triệu chứng sẽ nặng lên. Vì vậy, người bệnh sẽ có những hành động hoặc tạo ra âm thanh họ không thể kiểm soát được".
Điều trị Gilles de la Tourette sẽ cần dùng tới thuốc và can thiệp tâm lý để giảm cách triệu chứng vận động và âm thanh. Kèm theo đó là điều trị các biến chứng do hội chứng gây ra như lo âu, rối loạn trầm cảm. Khi điều trị hết các biến chứng và tạo cho bệnh nhân môi trường tốt, giảm căng thẳng, các triệu chứng sẽ giảm dần.
Bác sĩ Chung cho hay: "Khi mắc hội chứng Gilles de la Tourette thì trẻ vẫn có thể học hành, làm việc và lập gia đình bình thường. Nguyên nhân của hội chứng vẫn chưa rõ ràng, nhưng có liên quan tới yếu tố gen và gia đình, hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy".
Trước đây, bác sĩ Chung đã từng điều trị cho trường hợp bệnh nhân Bảo Sơn (9 tuổi – tên nhân vật đã được thay đổi) có những tiếng nấc cục khó kiểm soát. Đặc biệt bệnh nhi thường bị nấc nhiều khi căng thẳng.
Bệnh nhi đã đi rất nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tiêu hoá, động kinh, rối loạn phân ly, rối loạn lo âu…
Bệnh nhân được chẩn đoán Gilles de la Tourette kèm theo rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu. Bệnh nhân được điều trị thuốc và tâm lý.
Hội chứng AspergerChia sẻ về hội chứng Asperger, bác sĩ Chung cho biết, năm 2013, hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao) được xếp vào rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ có 2 nhóm triệu chứng: Kém trong giao tiếp xã hội; có những hành vi định hình lặp đi lặp lại.
Tự kỷ chức năng cao có trí thông minh bình thường nên vẫn có thể học tập được. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp của trẻ bị tự kỷ chức năng cao thường rất kém, lúng túng trong tương tác xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Hé lộ tên gọi đầu tiên của Hà Nội mà nhiều học sinh giỏi Sử còn không biết!
CLIP: Chú chó anh hùng, liều mình tấn công rắn độc để cứu chim non
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg