Nhan sắc chim sa cá lặn của các phi tần và người đẹp Nhật Bản cuối thế kỷ 19
Lý do vì sao chúng ta không bao giờ biết nhan sắc thật của vua Càn Long và các Hoàng đế Trung Quốc / Bất ngờ với những bức ảnh lột tả chân thực nhan sắc phi tần cuối Thanh triều
Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng là hình mẫu người vợ lý tưởng với nhiều đức tính được ca ngợi như dịu dàng, nhu mi và nhan sắc đẹp một cách đặc biệt. Vào cuối thế kỷ 19, khi văn minh phương Tây đến với xứ Phù Tang, người ta đã may mắn ghi lại được những tấm ảnh quý giá về con người Nhật Bản. Trong đó, có không ít ảnh chụp tiết lộ nhan sắc của các phi tần cũng như mỹ nhân, geisha, những nhà nữ khoa học, bác sĩ… và cuộc sống thường ngày của họ.
Nữ bác sĩ Kusumoto Ine
Kusumoto Ine là nữ bác sĩ Tây y đầu tiên của Nhật Bản, rất được hoàng hậu và các vương phi hoàng tộc tin tưởng. Kusumoto Ine đã có đóng góp rất nhiều vào việc khuyến khích nữ giới nước này đi học. Cô còn biên dịch, chuyển ngữ nhiều sách phương Tây ra tiếng Nhật.
Ngoài ra, Ine rất thông thạo các môn học tự nhiên. Dù giỏi giang, song cuộc đời Kusumoto Ine là một câu chuyện buồn. Cô đã bị thầy giáo lạm dụng khi còn đi học và sinh ra một bé gái. Điều này khiến Ine có sự ám ảnh nhất định với nam giới, cô sống độc thân suốt đời, làm mẹ đơn thân nuôi con trong lúc xoay xở học y.
Nhà văn Tazawa Inafune
Tazawa Inafune là một nhà văn tài năng của Nhật Bản. Tuy nhiên, cuộc đời Tazawa Inafune ứng với câu nói "tài hoa bạc mệnh". Thuở nhỏ, nữ văn sĩ trải qua cảnh bần hàn đến mức cô luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Sau khi kết hôn, cô vẫn phải chịu cảnh nợ nần chồng chất, người bạn đời ngoại tình, mâu thuẫn với nhà chồng và mắc bệnh lao phổi. Nỗi chán ghét cuộc sống được nữ văn sĩ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm truyện thơ của mình.
Yamakawa Sutematsu - Nữ du học sinh đầu tiên của Nhật Bản, người sáng lập Đại học Tsuda
Yamakawa Sutematsu có một gia thế rất hiển hách, cô xuất thân từ tầng lớp võ sĩ đạo. Khác với nhiều phụ nữ thời bấy giờ, Sutematsu đã hiểu được rằng Nhật Bản sẽ mãi nghèo nàn lạc hậu nếu phụ nữ Nhật không được tiếp cận với văn minh phương Tây. Cô thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. Nhật hoàng Minh Trị đã lựa chọn Yamakawa Sutematsu để cử đi du học 10 năm tại Mỹ. Cô là người phụ nữ Nhật đầu tiên có bằng đại học. Sau khi về nước, Yamakawa Sutematsu đã góp phần không nhỏ vào cải cách duy tân bằng việc mở trưởng học dạy ngoại ngữ (ngày nay là Đại học Tsuda).
Nữ văn sĩ Ichiyo Higuchi - Người có đóng góp quan trọng cho thơ ca Nhật Bản, được chọn in hình trên tờ tiền 5000 yên
Vương phi Itsuko, con gái bà sau này trở thành thái tử phi Hàn Quốc
Vương phi Masako
Vợ và con gái một hầu tước
Geisha Mutsu Ryōko, cô có xuất thân dòng dõi samurai
Một oiran (kỹ nữ)
Các maiko đang tập luyện làm geisha
Teiko Aoi - Đại mỹ nhân Tokyo thời Minh Trị
Một cô giáo trung học trên tờ nhật báo Asahi Shinbun
Một geisha đánh trống
Một bé gái ở Nagasaki
Saitou Kichi - Một gái bán hoa nổi tiếng thời Minh Trị, cô bị người Nhật kì thị vì đã kết hôn với người Tây
Hoàng hậu Shoken, vợ thiên hoàng Minh Trị
Hình ảnh thời trẻ của hoàng hậu Nagako (mẹ đẻ thượng hoàng Akihito hiện nay) - vị hoàng hậu thọ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bà nổi tiếng vì đối xử rất cay nghiệt với con dâu Michiko
Thái tử phi Michiko (nay là vợ của thiên hoàng Akihito)
Tấm ảnh một người dân yêu đời
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái