Nhân vật giúp Tào Tháo đánh bại Mã Siêu là ai?
Tam Quốc: Tư Mã Ý thực sự không nhìn thấu Không Thành Kế của Gia Cát Lượng? / Tam quốc diễn nghĩa: Nếu vị tướng này không bị hoạn quan giết sớm thì thiên hạ đã không đại loạn
Dưới chướng Tào Tháo có rất nhiều nhân tài kiệt xuất.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, những anh tài xung quanh Tào Tháo thường chiếm rất ít giấy mực, một phần có lẽ là do tư tưởng "ủng Lưu phản Tào" của La Quán Trung tiên sinh. Trên thực tế, trên chặng đường xưng Vương của Tào Tháo có sự giúp đỡ của rất nhiều kỳ tài.
Đặc biệt có một nhân vật đã giúp ông đánh bại Mã Siêu. Người này luận về trí, dũng, trung, nghĩa, khiêm, trực có thể không sánh bằng Gia Cát Lượng hay Tư Mã Ý, nhưng hoàn toàn có thể cùng Trần Quần, Nhị Chương hay Cố Ung tề danh. Đó chính là Dương Phụ.
Lúc Mã Siêu đánh Ký Thành, đây chỉ là một ngôi thành sắp sụp đổ, những tướng lĩnh trấn thủ thành sớm đã bị dao động, vì thế muốn đánh chiếm không phải là khó.
Thế nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy, là bởi vì trong thành có Dương Phụ. Mặc dù Thứ sử, Thái thú trong Ký Thành đều run sợ trước Mã Siêu, có ý buông xuôi nhưng Dương Phụ đã gào khóc xin không hàng. Ông đích thân dẫn gia binh chiến đấu tại đầu thành, làm cho Mã Siêu phải khổ sở, Ký Thành tử thủ suốt 8 tháng không bị đổ vỡ.
Cuối cùng Thứ sử, Thái thú của Ký Thành nhìn cứu viện trong vô vọng, nên nhất quyết mở cổng xin hàng. Mã Siêu sau đó hết lời khen ngợi sự kháng cự của Dương Phụ và ra lệnh xử trảm chính những người đã chủ động mở cửa đầu hàng.
Dương Phụ là người giúp Tào Tháo đánh bại Mã Siêu.
Tuy nhiên Dương Phụ không vì thế mà cảm kích, ông lấy cớ về quê an táng người thân để chạy đến Lịch Thành, liên thủ cùng anh họ là Khương Tự, An Nam Triệu Ngang, An Định Lương Khoan cùng nhiều nhân sĩ khác khởi binh chống Mã. Mã Siêu lần này đương nhiên không thể bỏ qua cho Dương Phụ.
Mã Siêu sau đó cùng với anh em Dương Phụ đại chiến tại Lỗ Thành. Dương Phụ cùng 7 anh em họ hàng trong nhà dẫn đầu đột kích quân của Mã Siêu, Siêu tức giận tột độ, một mình độc chiến với anh em nhà Dương Phụ. Mã Siêu thần thương xuất kích, đoạt mạng 7 anh em họ hàng của Dương Phụ, chỉ còn mỗi Dương Phụ thân mình chịu 5 vết thương, nhưng vẫn gầm thét quyết chiến khiến quân Tây Lương phải kinh sợ.
Đúng lúc này, hậu phương Ký Thành của Mã Siêu bị An Định Lương Khoan và An Nam Triệu Ngang công phá. Mã Siêu rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng thất bại phải chạy về nương nhờ Trương Lỗ ở phía Nam.
Sau khi Mã Siêu bị đánh bại, Dương Phụ là người đầu tiên nhắc nhở Tào Tháo: "Siêu có cái dũng của Kình Bố rất được lòng người Khương, Hồ, Tây Châu. Nếu đại quân quay về, không nghiêm ngặt phòng bị, các quận Lũng Thượng sẽ không còn thuộc về ta nữa".
Lúc đó vì hậu phương có biến nên Tào Tháo không thể tiếp tục truy đuổi Mã Siêu, vậy nên hai năm sau Mã Siêu lại tập hợp được quân sĩ, giết chết Thứ sử Vĩ Khang. Dương Phụ vì báo thù cho cố chủ, cùng Khương Tự đánh đuổi hoàn toàn thế lực của Mã Siêu ra khỏi Tây Lương, giúp Tào Tháo đạt được mục đích mà trước đó tại trận chiến Vi Thủy ông vẫn chưa đạt được. Như vậy có thể thầy mưu trí của Dương Phụ không hề đơn giản.
Mã Siêu phải khốn khổ khi đối đầu với Dương Phụ.
Điều Dương Phụ càng làm người khác kính nể là dám nói thật, nói thẳng. Trong thời gian diễn ra đại chiến Hán Trung, Tào Hồng bày yến tiếc, lệnh cho đội ca kỹ mặc áo tơ mỏng múa hát. Phụ lớn tiếng chỉ trích Hồng rằng: “Nam nữ khác biệt là lễ tiết của nước nhà, sao lại có con gái lõa thể ở đây. Dẫu xưa Kiệt, Trụ gây loạn, cũng không quá đáng như thế này!” rồi rũ áo bỏ đi. Hồng vội đuổi đội ca kỹ đi, mời Phụ trở lại chỗ ngồi, tỏ ra kính trọng, kiêng dè.
Đến thời của Ngụy Minh Đế, Dương Phụ càng can gián nhiều hơn. Từ việc y phục của Hoàng Đế, hay xây dựng cung điện, vì tiểu công chúa mà đưa tang, hậu cung rồi cho đến việc Tào Chân đánh Thục, Dương Phụ thường không kiêng dè mà trực tiếp đề xuất ý kiến, lời nói rất quyết liệt nhưng đều thấu tình hợp lý.
Mỗi khi triều đình hội nghị, Dương Phụ luôn coi thiên hạ là trách nhiệm của mình, nhiều lần tranh luận can ngăn, vua không nghe, nên ông không ít lần xin rời chức, nhưng đều không được chấp thuận.
Sử sách không rõ năm sinh năm mất của Dương Phụ, chỉ biết tên tự là Nghĩa Sơn, người huyện Ký, quận Thiên Thủy, Lương Châu, làm trọng thần triều đình nhà Ngụy nhưng của cải trong nhà không dư dả gì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Từ Hi Thái Hậu khi còn trẻ có dung nhan ra sao?