Khám phá

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba đại hào kiệt bị lãng quên, trí dũng song toàn nhưng bại tại "vận mệnh"

Tam Quốc thời loạn anh hùng hào kiệt nổi lên khắp nơi. Nhiều người đã thành lịch sử, nhưng cũng có những người vì "vận mệnh" mà bị lịch sử lãng quên.

Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long / Tam Quốc Diễn Nghĩa: 12 sự kiện nổi bật nhưng lại không trùng khớp với đời thực

Người thứ nhất: Mạnh Thản

Mạnh Thản đã suýt thành công trong việc bắt sống Quan Vũ

Mạnh Thản đã suýt thành công trong việc bắt sống Quan Vũ

Mạnh Thản không giống như năm vị tướng bị chém khác. Thứ nhất, ông chỉ là một nha tướng nho nhỏ, không được đứng trên hàng ngũ đầu tiên. Thứ hai, năm vị tướng kia đều bị Quan Vũ chỉ một đao chém chết, còn Mạnh Thản sau khi giao đấu ba hiệp với Quan Vũ mới bị mất mạng.Với tất cả những ai dù đã từng hoặc chưa từng theo dõi tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc hẳn đều nghe qua điển tích "qua ngũ quan chém sáu tướng" của Quan Vũ. Vậy tại sao Quan Vũ chỉ vượt qua năm quan nhưng lại chém đến sáu tướng? Đó là vì ở Lạc Dương ông đã chém tận hai tướng, một tướng là thái thú Lạc Dương Hàn Phúc, người còn lại chính là Mạnh Thản.

Câu chuyện bắt đầu khi Quan Vũ đi đến ải quan Lạc Dương. Thái thú Hàn Phúc triệu tập chúng tướng bàn bác kế sách đối phó với Quan Vũ. Trong hội nghị, Mạnh Thản phân tích rằng không thể đối đầu trực tiếp với Quan Vũ, ngoài ra Tào thừa tướng rất thích ông ta nên không được lấy đi tính mạng. Sau đó Mạnh Thản đưa ra kế sách giả bại để dẫn dụ Quan Vũ vào thành, sau đó bày trí mai phục, bắn tên bắt sống giải về Hứa Đô.

Kết quả đúng như kế hoạch, sau ba hiệp giao chiến ngoài cổng ải quan, Mạnh Thản bỏ chạy vào trong thành, Quan Vũ thừa thắng thúc ngựa đuổi theo. Mạnh Thản bị Quan Vũ đuổi kịp và dính một đao mất mạng. Hàn Phúc thấy kế hoạch thất bại liền vội vàng bắn tên, bắn trúng tay trái của Quan Vũ, nhưng cuối cùng vẫn bị Quan Vũ phá ải.

Kế hoạch của Mạnh Thản vốn rất thuận lợi, chỉ là ông đã không tính toán được tốc độ của ngựa Xích Thố. Nhưng không thể không công nhận một nha tướng nhỏ bé như Mạnh Thản có thể tiếp đấu ba hiệp với Quan Vũ, thậm chí còn có thể bày mưu vạch kế đối phó với người mạnh hơn. Có tiếc thì chỉ tiếc rằng vận mệnh không tốt, không tính đến Xích Thố mà thôi.

Người thứ hai: Gia Cát Thượng

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba đại hào kiệt bị lãng quên, trí dũng song toàn nhưng bại tại
Gia Cát Thượng rất tài năng nhưng đoản mệnh

Gia Cát Thượng là con trai của Gia Cát Chiêm và cũng chính là cháu của Gia Cát Lượng. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Thượng gần như không để lại ấn tượng gì trong lòng người xem. Vì sao vậy?

Bời vì xuất hiện quá muộn. Gia Cát Thượng xuất hiện lúc 19 tuổi vào thời điểm trận chiến Miên Trúc thời đại hậu Tam Quốc. Trong sách cũng chỉ giới thiệu ông bằng một câu "đọc nhiều binh thư, biết nhiều võ nghệ".

 

Nhưng màn ra mắt của Gia Cát Thượng lại rất đỉnh cao, vừa mới xuất hiện đã có trận đánh một địch hai với Sư Soạn và Đặng Trung, đánh trực diện khiến hai người phải bỏ chạy, có thể thấy võ nghệ của Gia Cát Thượng thực sự rất cao cường.

Cần phải nói thêm là Đặng Trung là một nhân vật không hề tầm thường trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông có thể cùng Khương Duy độc đấu ba bốn mươi hiệp không phân thắng bại. Vì thế điều này đã hoàn toàn chứng minh được tài năng của Gia Cát Thượng. Chỉ tiếc rằng Gia Cát Thượng tử trận khi còn quá trẻ, nếu vận mệnh tốt hơn thì rất có thể tài năng của Thượng sẽ phát triển đến một trình độ đáng sợ.

Người thứ ba: Lưu Yên

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba đại hào kiệt bị lãng quên, trí dũng song toàn nhưng bại tại
Lưu Yên thực sự là một nhân vật trí dũng song toàn

Dòng dõi hoàng thất nhà Hán ngoài Lưu Bị ra thì người nổi danh nhất chính là Lưu Yên. Đầu tiên phải nhắc đến rằng Lưu Yên là một người rất có tầm nhìn, ông sớm đã nhìn ra cục diện thiên hạ phân chia loạn lạc, cũng chính ông là người khuyên Hán Linh Đế ban hành chế độ Châu Mục, đồng thời cho ông đi quản lý khu vực Ích Châu.

Sau khi đến khu vực Ích Châu, Lưu Yên chỉ thị cho Trương Lỗ phản loạn, đốt cháy cắt đứt con đường dẫn từ Trung Nguyên vào Thục, khiến khu vực Ích Châu gần như trở thành độc lập. Mặt khác ông tụ tập lưu dân, tổ chức huấn luyện thành quân Đông Châu, dùng quân Đông Châu trấn áp hào tộc, củng cố địa vị của mình.

 

Với một kế hoạch liên hoàn như vậy của Lưu Yên, luận về tầm nhìn chắc chắn cao hơn quốc tặc Đổng Trác. Luận về mưu lược thì kế sách xây dựng quân Đông Châu trấn áp hào tộc ở Ích Châu rất đáng được nể phục. Luận về thời gian, ông còn nổi lên sớm hơn cả Viên Thiệu. Luận về địa điểm, ông chiếm được Ích Châu Thiên phủ quốc gia hơn hẳn Tào Tháo với bốn chiến địa chiếm cứ được.

Sau khi lấy được lòng dân, Lưu Yên nảy sinh ý định làm vua. Ông sai người chế tạo các đồ dùng của thiên tử như xe kiệu, khí cụ... Tuy nhiên ở Ích châu liên tiếp gặp việc không may, hết hỏa hoạn lại thiên tai khiến những đồ đạc thiên tử được chế ra theo tham vọng của ông bị cháy sạch.

Lưu Yên không lâu sau cũng bệnh mà qua đời. Nếu không phải vì tài năng quân sự của Lưu Yên không giỏi, vận mệnh không tốt, tuổi thọ quá ngắn thì vương triều nhà Hán không biết chừng vẫn tồn tại thêm được vài trăm năm.

Theo Hoa Anh Thịnh/Đời sống & Pháp luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm