Khám phá

Nhật Bản bắt được cá mập "ngoài hành tinh"

Con cá mập kỳ quái dài 4 mét được xác định thuộc loài Megamouth vô cùng hiếm gặp.

Chuyện lạ: Giếng nước đột nhiên sôi ở Gia Lai / Phát hiện 'sinh vật ngoài hành tinh' tí hon ở Nga

Ngày 6/5/2014, hơn 1.500 người dân hiếu kỳ ở thành phố Shizuoka, Nhật Bản đã có cơ hội chứng kiến tận mắt một con cá mập miệng rộng, được xác định thuộc loài Megamouth sau khi các nhân viên Viện bảo tàng Khoa học Hàng hải trực tiếp mổ xẻ con "yêu quái" này để phục vụ công việc nghiên cứu.
Ngày 6/5/2014, hơn 1.500 người dân hiếu kỳ ở thành phố Shizuoka, Nhật Bản đã có cơ hội chứng kiến tận mắt một con cá mập miệng rộng, được xác định thuộc loài Megamouth sau khi các nhân viên Viện bảo tàng Khoa học Hàng hải trực tiếp mổ xẻ con "yêu quái" này để phục vụ công việc nghiên cứu.

Với ngoại hình kỳ dị và chiếc miệng rộng ngoác, loài cá mập miệng rộng khiến người ta liên tưởng ngay tới một loài sinh vật đột biến hay động vật ngoài hành tinh nào đó.
Với ngoại hình kỳ dị và chiếc miệng rộng ngoác, loài cá mập miệng rộng khiến người ta liên tưởng ngay tới một loài sinh vật đột biến hay động vật ngoài hành tinh nào đó.

Được biết, con cá mập miệng rộng này được bắt lên từ khu vực biển sâu 800m. Nó là một con cá mập cái có chiều dài khoảng 4m và nặng gần 680kg.
Được biết, con cá mập miệng rộng này được bắt lên từ khu vực biển sâu 800m. Nó là một con cá mập cái có chiều dài khoảng 4m và nặng gần 680kg.

Cá mập Megamouth được tin là có thể đạt đến chiều dài tối đa là 5 mét. Nó sống ở độ sâu rất lớn và chỉ lên bề mặt vào ban đêm để kiếm ăn.
Cá mập Megamouth được tin là có thể đạt đến chiều dài tối đa là 5 mét. Nó sống ở độ sâu rất lớn và chỉ lên bề mặt vào ban đêm để kiếm ăn.

Con mồi chính của nó là loài nhuyễn thể giống tôm. Ngoài ra, nó còn ăn động vật phù du và thường nuốt chửng con mồi.
Con mồi chính của nó là loài nhuyễn thể giống tôm. Ngoài ra, nó còn ăn động vật phù du và thường nuốt chửng con mồi.

Đây là lần phát hiện cá mập Megamouth thứ 58 trên thế giới và thứ 13 tại Nhật Bản. Con đầu tiên thuộc loài này bị bắt ở độ sâu 165 mét ngoài khơi bờ biển Hawaii. Bảo tàng Tây Úc cũng có một mẫu cá mập này sau khi tìm thấy nó trôi dạt vào bờ biển năm 1988.
Đây là lần phát hiện cá mập Megamouth thứ 58 trên thế giới và thứ 13 tại Nhật Bản. Con đầu tiên thuộc loài này bị bắt ở độ sâu 165 mét ngoài khơi bờ biển Hawaii. Bảo tàng Tây Úc cũng có một mẫu cá mập này sau khi tìm thấy nó trôi dạt vào bờ biển năm 1988.

Một số khác được phát hiện khi bị trôi dạt vào bờ hoặc đã chết hay sắp chết. Chỉ một phần tư trong số những con cá mập Megamouth được tìm thấy là do con người bắt được.
Một số khác được phát hiện khi bị trôi dạt vào bờ hoặc đã chết hay sắp chết. Chỉ một phần tư trong số những con cá mập Megamouth được tìm thấy là do con người bắt được.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm