Nhật Bản: Diệt sạch hơn 32.000 con cầy mangut trên một hòn đảo
Những bí ẩn ‘nguyền’ chết người vẫn chưa có lời giải trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng? / Hé lộ lý do 'xấu hổ' khiến Tôn Ngộ Không chịu thua trước Ngưu Ma Vương
Cầy mangut có thể đương đầu với nhiều loài rắn hung dữ (ảnh: Asahi)
Trong thông báo hôm 4/9, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, kế hoạch diệt trừ cầy mangut trên đảo Amami Oshima, rộng hơn 712 km vuông, là “thành tựu chưa từng có trên toàn thế giới về bảo vệ đa dạng sinh học”.
Theo Asahi (báo Nhật Bản), cuối những năm 1970, khoảng 30 loài động vật ăn thịt với khả năng kháng độc tốt đã được thả lên đảo Amami Oshima (di sản thế giới được UNESCO công nhận) nhằm giảm bớt số lượng quần thể rắn habu (rắn lục có nọc độc) trên đảo.
Trong số 30 loài động vật được đưa lên đảo Amami Oshima, có loài cầy mangut đến từ tỉnh Okinawa (phía nam Nhật Bản). Cầy mangut nổi tiếng với sức sống dẻo dai, được cho là thiên địch của loài rắn lục.
Tuy nhiên, rắn lục trên đảo Amami Oshima chủ yếu hoạt động vào ban đêm – thời điểm mà cầy mangut đi ngủ.
Vì không săn được rắn lục, lũ cầy mangut trên đảo Amami Oshima chuyển cơn “thèm ăn” sang loài thỏ Amami bản địa. Số lượng thỏ trên đảo Amami Oshima đã giảm mạnh kể từ khi cầy mangut xuất hiện.
Thỏ Amami đã được Nhật Bản đưa vào sách đỏ về các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
“Lũ cầy hoạt động vào ban ngày. Chúng hiếm khi chạm trán với loài rắn habu vốn đi săn vào ban đêm”, một quan chức Nhật Bản cho biết.
Năm 2000, giới chức Nhật Bản ước tính có khoảng 10.000 con cầy mangut trên đảo Amami Oshima. Cùng năm này,chính phủ Nhật Bản quyết định triển khai kế hoạch nhằm tiêu diệt toàn bộ cầy mangut đang “hoành hành” trên hòn đảo di sản.
Năm 2005, Nhật Bản thông qua luật về các loài ngoại lai, xâm lấn. Cầy mangut trên đảo Amami Oshima bị giới chức Nhật Bản đưa vào nhóm động vật ngoại lai, cần mạnh tay diệt trừ.
Theo Asahi, vào những năm 2000, trung bình có khoảng 2.000 con cầy mangut bị bắt mỗi năm trên đảo Amami Oshima. Nhưng từ tháng 5/2018, người ta hiếm khi bắt được con cầy mangut nào trên đảo.
Asahi đưa tin, kể từ năm 2000 đến nay,tổng cộng có hơn 32.000 con cầy mangut bị bắt trên đảo Amami Oshima. Ngoài các loại bẫy rập, người ta còn sử dụng chó nghiệp vụ để săn cầy.
Tuyên bố ngày 4/9 của Bộ Môi trường Nhật Bản cho thấy chiến dịch diệt trừ cầy mangut trên đảo Amami Oshima đã hoàn tất, theo Asahi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?