Khám phá

Nhất đại tông sư Diệp Vấn và quá khứ "bất hảo"

Một góc khuất trong cuộc đời của Nhất đại tông sư Diệp Vấn vừa được tiết lộ. Ông từng là một cảnh sát khét tiếng gian ác và bảo kê cho Hội Tam Hoàng.

Gỗ Bạch Lạp: Loại gỗ kì dị “sinh ra” là dành cho võ thuật / Bản lĩnh võ thuật của “Ngũ hổ tướng” thời Tam Quốc

Ba phần bộ phim Diệp Vấn nói về vị Nhất đại tông sư nổi tiếng của Trung Quốc đều được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Nhất là khi tài tử Chân Tử Đan vào vai Diệp Vấn, bộ phim trên càng trở nên nổi tiếng.

Sau khi phần 3 Diệp Vấn ra mắt hồi cuối tháng 12/2015 thì Chân Tử Đan chính là tài tử được người hâm mộ nhắc tới nhiều nhất đầu năm 2016, khi anh được tôn vinh là nam diễn viên khắc họa thành công nhất vị Nhất đại tông sư từng là người có công lớn trong việc truyền bá Vịnh Xuân Quyền ra thế giới.

Nhất đại tông sư Diệp Vấn & quá khứ "bất hảo" - 1

Nam tài tử Chân Tử Đan là người khắc họa thành công nhất Diệp Vấn

Xuyên suốt cả 3 phần phim, đặc biệt là ở phần 3 Diệp Vấn được khắc họa như một người đàn ông hoàn hảo, yêu thương gia đình, tài giỏi và vô cùng trượng nghĩa với câu nói nổi tiếng: "Thế giới này không thuộc về những người có tiền, cũng không dành cho kẻ có quyền. Thế giới này thuộc về những người có tâm".

Tuy nhiên nếu lục lại lịch sử, Diệp Vấn không hoàn hảo như người ta tưởng và bộ phim đã hư cấu, tôn vinh quá mức người anh hùng võ thuật.

Diệp Vấn tên đầy đủ là Diệp Kế Vấn (sinh 1893, sinh ra trong một gia đình giàu có ở Phật Sơn tỉnh Quảng Đông). Từ 5 tuổi ông đã bắt đầu tập võ, đến năm 13 tuổi thì chính thức bái sư và là đệ tử cuối cùng của Trần Hoa Thuận.

Nhất đại tông sư Diệp Vấn & quá khứ "bất hảo" - 2

Diệp Vấn từng là một cảnh sát và làm bảo kê cho xã hội đen

 

Năm ông 18 tuổi, do tình hình Trung Quốc không ổn định, ông được gia đình gửi sang học tại trường St. Stephen, một trường dành cho con em những gia đình thế lực và giàu có tại Hồng Kông.

Năm 24 tuổi, Diệp Vấn tinh thông Vịnh Xuân, trở về quê nhà Phật Sơn và làm sĩ quan cảnh sát. Thời điểm này Diệp Vấn là viên cảnh sát "thét ra lửa", ông bị coi như cảnh sát hung thần, họ Diệp thực sự khiến người dân khiếp sợ ở thời điểm ấy. Dân Quảng Châu và Phật Sơn có một câu cửa miệng: “Đến Phật Sơn mới biết là mình sai” do các cảnh sát ở đây cực kỳ ghê gớm.

Sau 1949, Diệp Vấn đến Hồng Kông, lúc này ông mở lớp dạy võ Vịnh Xuân Quyền để sinh sống qua ngày. Tiếp đó 1950, Diệp Vấn dạy võ trong một cơ sở của tổng hội công chức Hương Cảng. Cũng trong thời gian này Diệp Vấn gần như làm công việc "bảo kê" cho 14K (băng đảng mạnh nhất của Hội Tam Hoàng).

Nhất đại tông sư Diệp Vấn & quá khứ "bất hảo" - 3

Diệp Vấn và học trò cưng Lý Tiểu Long

 

Tuy nhiên sau khi biết mình đang tiếp tay cho kẻ xấu Diệp Vấn tự rời bỏ “hắc bang" 14K, cũng vì thế mà cuộc sống của ông trở nên khó khăn. Nhưng đó cũng là bước ngoặt giúp ông chuyên tâm được vào võ học để sáng lập ra môn võ Vịnh Xuân quyền nổi tiếng.

Chân Tử Đan khắc họa Diệp Vấn trong phần 3 bộ phim như một người đàn ông của gia đình, song thực tế cũng không phải vậy. Diệp Vấn từng ly thân 10 năm với vợ Trương Vĩnh Thành, khi qua đời vào năm 1972, Nhất đại tông sư sống chung với một người phụ nữ tại Thượng Hải.

Có thể nói Diệp Vấn 3 đã rất thành công khi phác họa nên một nhân vật hoàn hảo, xong ai cũng biết đó chỉ là một bộ phim. Phàm đã là con người thì không ai hoàn hảo, người có tài thì ắt... có tật.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm