Nhặt vỏ sò ở biển, mang cả 'tử thần' về nhà
Gia đình họ Pix đang đi du lịch ở bãi biển Quindalup, tây nam bang Tây Úc thì bé gái 11 tuổi Sophie tìm thấy hai vỏ sò xinh đẹp, tờ news.com.au đưa tin.
Sophie đưa vỏ sò cho bố Aaron, người cho vỏ sò vào túi và mang về nhà. Chỉ khi đó, gia đình mới biết bên trong vỏ sò có gì.
Câu trả lời là những con bạch tuộc đốm xanh - loài vật có nọc độc mạnh thường được nhìn thấy trong rạn san hô và các hồ thủy triều. Con bạch tuộc được đặt tên như vậy vì nó có các vòng tròn màu xanh trên thân, thường chỉ hiển thị khi cảm thấy bị đe dọa và sắp tiết ra chất độc.
“Khi tôi lấy vỏ sò ra để làm sạch, có một con bạch tuộc đốm xanh trong tay tôi”, ông Pix nói với tờ Perth Now.
“Chúng tôi đã google và đọc được rằng vết cắn của con vật này sẽ không đau, vì vậy bạn thậm chí không biết mình bị cắn và vết cắn có thể gây tử vong trong vài phút”.
Pix nói rằng ông cảm thấy may mắn vì mình vẫn sống mặc dù không chắc con bạch tuộc đã cắn mình hay chưa.
Gần đây, có nhiều người nhìn thấy bạch tuộc đốm xanh ở Tây Úc. Đầu tháng, một bé gái vô tình mang sinh vật kịch độc này về nhà cùng một vỏ sò.
Theo Viện Khoa học Hàng hải Úc, chất mà bạch tuộc đốm xanh tiết ra được gọi là tetrodotoxin, có mục đích làm tê liệt mục tiêu của nó.
Ở Úc, hai người được tin là đã tử vong do vết cắn của bạch tuộc đốm xanh. Nguyên nhân thường là do thiếu oxy vì chất độc làm tê liệt cơ bắp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'