Nhiễm "hơi lạnh" đám ma khiến con người bị bệnh: Sự thật hay lời đồn?
Tin đồn về lâu đài "con ma nhà họ Hứa" ở Long Hải / Giải mã ADN từ voi ma mút sống cách đây gần 1,2 triệu năm
Không chỉ ở các vùng quê mà tại thành thị, đôi khi người già, người bệnh, phụ nữ đang mang thai và trẻ con thường được khuyến cáo nên hạn chế đi dự các đám tang. Lý do được đưa ra là thể chất của họ khá yếu, việc tiếp xúc gần với người đã khuất sẽ dễ khiến họ "nhiễm hơi lạnh" dẫn đến đổ bệnh. Thoạt nghe, đây có lẽ giống với quan niệm mê tín, nhưng hóa ra nó cũng có phần đúng theo góc nhìn khoa học.
"Hơi lạnh" trong đám ma hoàn toàn có thật
Đám ma có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, được chia làm hai loại chính là người qua đời không mang bệnh truyền nhiễm và người mang các bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, tùy vào nguyên nhân tử vong mà khoa học khuyến cáo những quy định an tang riêng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Thông tường, người tử vong sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".
"Hơi lạnh" thực chất là cách gọi dân gian của hiện tượng môi trường có dấu hiệu nhiễm khuẩn do xác chết phát tán sau khi trải qua hai giai đoạn biến đổi với một loạt quá trình phân hủy, sản sinh vi khuẩn. Vì hiện tượng nhiễm khuẩn này không tốt cho người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ con, phụ hữ hoặc người ốm… nên các thầy thuốc thường khuyên họ tránh đến đám tang. Đồng thời, những người bị cao huyết áp hoặc phong thấp vốn không khỏe mạnh cũng dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với "hơi lạnh".
Tại một số vùng, gia chủ có tang sẽ cẩn thận đặt một lò than có đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét theo tính năng, phong tục này không đơn giản là mang ý nghĩa tâm lịnh. Hơi nóng từ than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, giảm khả năng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, những cách khác vẫn được người dự đám dùng là ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót… trước và sau khi đến lễ tang cũng có tác dụng tương tự đốt than.
"Hơi lạnh" và những hiểu lầm
Dù hơi lạnh thật sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nhưng việc cho rằng hơi lạnh làm người bệnh ung thư trở nặng lại là quan niệm mê tính. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa đám ma và tình trạng bệnh của người mắc ung thư.
Việc có một số trường hợp bệnh nặng hơn sau khi dự đám tang được lý giải là bắt nguồn từ cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực khi đến dự đám. Nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần vững vàng thì có thể đi dự đám. Ngược lại nếu họ có tâm lý bất ổn, sức khỏe yếu thì việc đi dự đám, tiếp xúc với những cảm xúc buồn thương sẽ dễ khiến họ nảy sinh suy nghĩ bi quan, lo lắng cho cuộc sống… dẫn đến suy nhược, giảm sút về sức khỏe. Chính vì vậy gây ra hiện tượng bệnh nặng hơn mà nhiều người lầm tưởng là do "hơi lạnh" trong đám ma gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói