Khám phá

Nhiếp ảnh gia đã chứng minh câu nói 'kỳ đà cản mũi' là có thật

Cặp đôi rái cá đang ôm ấp thì bỗng một chú kỳ đà đi ngang nhìn chằm chằm làm cả hai ngại ngùng lặn mất tăm. Quả nhiên các cụ ngày xưa đã dùng tục ngữ thì không trượt vào đâu được.

Ngày xưa các cụ vẫn hay dùng câu "kỳ đà cản mũi" để chỉ những kẻ hay xen vào chuyện của người khác, cố ý làm gián đoạn công việc của những người không liên quan đến mình. Thế nhưng việc con kỳ đà có thực sự thích "cản mũi" không thì vẫn chưa ai chứng minh được.

Mới đây, một loạt ảnh đã chứng minh rằng câu nói của các cụ ngày xưa hoàn toàn là sự thật. Các chú kỳ đà đích thực là những kẻ rắc rối và thích... phá hỏng chuyện tốt của người khác đấy.

Minh chứng là trong những hình ảnh dưới đây, một cặp đôi rái cá đang mải ôm ấp nhau thì bỗng nhiên một chú kỳ đà đi ngang rồi...đứng lại nhìn chằm chằm làm đôi rái cá ngượng ngùng lặn mất.

Đột nhiên kẻ "kỳ đà cản mũi" thứ thiệt xuất hiện

Cặp đôi này ngay lập tức bỏ dở "công việc" rồi ngậm ngùi lặn đi mất.

Chú rái cá đực có vẻ vô cùng tiếc nuối khi đột nhiên có kẻ lạ mặt đi ngang làm gián đoạn cuộc vui. Khuôn mặt của chú ta trông có vẻ như bực mình thực sự. Còn chiếc "bóng đèn" chói lòa kia thậm chí còn nhởn nhơ le lưỡi trêu ngươi. Quả nhiên là "kỳ đà cản mũi", có thờ có thiêng, "có duyên chết liền".

Nói vui là vậy nhưng thực ra câu nói "kỳ đà cản mũi" của ông cha ta thực chất không liên quan gì đến con kỳ đà.

Thực tế, có đến hai sự tích về xuất xứ của câu nói này. Một sự tích có vẻ huyễn hoặc cho rằng câu này bắt nguồn từsự mê tín của những người làm nghề sơn tràng (nghề khai thác các sản vật của rừng núi).

Trước khi khai thác họ sẽ cúng Thần Rừng để lên núi. Nếu trên đường đi có con "Kỳ đà cản mũi", họ sẽ quay về vì điều này biểu thị Thần Rừng không đồng ý.

Hóa ra, "cản mũi" thực sự là sở thích của các chú kỳ đà.

Một truyền thuyết khác thì cho rằng, câu nói này có từ thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Có lần vua Gia Long (Nguyễn Ánh) định ra khơi, bỗng có con kỳ đà lội qua sông chặn đường không cho thuyền ra biển; sau Nguyễn Ánh mới rõ nếu ra thì đã bị quân Tây Sơn chặn bắt. Tích "kỳ đã cản mũi" phát sinh từ chuyện này.

Theo Phương Dung/Infonet

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo