Khám phá

Nhiều loài chim săn mồi ở châu Phi suy giảm số lượng nghiêm trọng, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Sự suy giảm số lượng một cách nhanh chóng trong vòng 50 năm qua khiến loài chim này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cây cổ thụ hàng trăm tuổi đẹp nhất Việt Nam, 6 tỷ không thèm bán, chủ nhân mỗi năm thu vài tỷ / Những quy tắc mà thái giám và cung nữ tuân thủ khi trực cung Từ Hi: Số 1 chậm trễ là phạt nặng

Theo một phân tích dữ liệu từ khắp các lục địa, hàng chục loài chim săn mồi ở châu Phi đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong đó có nhiều loài hiện được coi là có nguy cơ tuyệt chủng.

Diều hâu đại bàng châu Phi suy giảm 91% số lượng loài

Theo khảo sát, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với sự săn bắt trái phép của những kẻ săn trộm và sự phát triển của cơ sở hạ tầng như đường dây điện là các nguyên nhân chính làm giảm số lượng của gần như tất cả 42 loài chim săn mồi. Chúng bao gồm các loài là chim thư ký (Sagittarius snakearius) có số lượng giảm 85% qua ba thế hệ; đại bàng Martial (Polemaetus bellicosus) giảm 90% trong ba thế hệ và tỉ lệ giảm của đại bàng Bateleur (Terathopius ecaudatus) là 87%.

Chim thư ký giảm 85% qua ba thế hệ

Nghiên cứu cho thấy một số loài chim được cho là không dễ bị tuyệt chủng như loài diều hâu đại bàng châu Phi (Aquila spilogaster) cũng đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt vào danh sách “loài ít được quan tâm nhất”, nay ước tính đã giảm 91%.

Đàn kền kền châu Phi đang rỉa xác

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự suy giảm ở 42 loài ở những khu vực không được bảo vệ nghiêm ngặt nhiều hơn gấp đôi so với những khu vực được bảo vệ, từ đó cho thấy rằng các vườn quốc gia và khu bảo tồn đã và đang quản lý tốt và có thể hỗ trợ việc bảo tồn các loài chim.

Tác giả nghiên cứu trên là Darcy Ogada, đến từ Quỹ Peregrine - một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho rằng cần hành động nhiều hơn để hiểu được hoàn cảnh của các loài chim. Ogada nhấn mạnh: "Chúng ta nên khẩn trương tăng cường các nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa quần thể chim ăn thịt với sự mất đi các môi trường sống và sự hoặc quản lý yếu kém của các khu bảo tồn".

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm