Nhìn vào bức tranh sẽ cho thấy đúng tuổi tác của bạn
Sự thật về các hoàng đế, nữ hoàng: Tiết lộ "sai lầm" của Tần Thủy Hoàng / Bí mật không ngờ về gia tộc Tào Tháo
Trước khi đi vào phân tích cụ thể bức tranh, độc giả hãy nhìn vào bức tranh. Điều đầu tiên đập vào mắt bạn là gì? Một phụ nữ trẻ hay một bà già?
Bức tranh trên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất về ảo ảnh thị giác, không ít lần xuất hiện trên truyền thông, báo đài và được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học trên thế giới.
Bức tranh "Vợ tôi và mẹ vợ tôi" nổi tiếng trong giới khoa học.
Bức tranh xuất hiện lần đầu tiên trên một tấm bưu thiếp ở Đức vào năm 1888. Sau đó, nó được chỉnh sửa bởi họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa người Anh William Ely Hill, rồi ra mắt công chúng trong một cuốn tạp chí vào năm 1915, với tên gọi “Vợ tôi và mẹ vợ tôi”.
Đúng như tên gọi, người nhìn vào bức tranh luôn đưa ra một trong hai kết luận: một là người phụ nữ trẻ đội mũ đang ngoảnh mặt đi, hoặc là bà già có chiếc mũi quá khổ cúi đầu suy tư.
Một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 23/8 cho biết, tùy theo độ tuổi, người xem tranh sẽ nhìn ra các hình ảnh khác nhau.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Flinders (Úc) đã sử dụng một nền tảng kết nối cộng đồng trực tuyến của Amazon để khảo sát 393 người trong độ tuổi từ 18 đến 68.
Tất cả người tham gia khảo sát được yêu cầu xem bức tranh và cho biết điều họ thấy. Kết quả bất ngờ, hầu hết người trẻ tuổi nhìn thấy một phụ nữ trẻ đang quay mặt đi; còn những người cao tuổi hơn lại có xu hướng thấy một bà già đang cúi đầu suy tư.
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu kết luận, tuổi tác có gây ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và phân tích sự việc của mỗi người. Dĩ nhiên, nghiên cứu chỉ mang tính tương đối. Nhiều người trẻ nhìn vào bức tranh mà thấy cụ già không có nghĩa là họ đã già, có thể suy nghĩ của họ chín chắn trước tuổi; và ngược lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt