Nhóm công nhân đào được khúc gỗ lạ óng ánh như vàng, là báu vật ngàn năm trị giá 650 tỷ đồng
Không phải Thiếu Lâm, đây là môn phái có tới 3 cao thủ đệ nhất thiên hạ: Đáng tiếc "sớm nở tối tàn" / Báu vật của rừng: Loài hoa lan độc nhất vô nhị trên thế giới, chỉ Việt Nam có, 'núi tiền' không mua nổi!
Vào năm 2016, một nhóm công nhân đang làm việc tại công trường ở Tứ Xuyên, Trung Quốc thì gặp chuyện kỳ lạ. Đó là trong lúc đào đất, họ đã đụng trúng một khúc gỗ có hình dáng đặc biệt. Nhóm công nhân thấy vậy lập tức báo cáo với giám đốc. Mọi người kéo đến xem xét tình hình và ai cũng tò mò về khúc gỗ lạ.
Khúc gỗ lạ được định giá 650 tỷ đồng.
Theo quan sát của vị giám đốc, khúc gỗ này quả thực có nhiều điểm khác lạ. Vì thế ông đã yêu cầu nhân viên cắt một phần vỏ ngoài. Sau đó, họ đã cắt một lát mỏng trên bề mặt khúc gỗ mà không khiến phần thớ thịt bên trong bị ảnh hưởng.
Kết quả, khi phần vỏ xù xì được loại bỏ, ai nấy đều ồ lên đầy kinh ngạc. Hóa ra, phần thịt bên dưới là một lớp gỗ màu vàng óng đẹp mắt. Vị giám đốc vui mừng thốt lên: "Đây hẳn là kim tơ nam mộc."
Sau đó, vị giám đốc đã quyết định mời chuyên gia tới thẩm định khúc gỗ này. Họ đã xác nhận rằng khúc gỗ này thực sự là gỗ kim tơ nam mộc quý hiếm. Họ đã định giá nó khoảng 650 tỷ đồng.
Kim tơ nam mộc là loại cây gỗ quý đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc, phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang. Sở dĩ gỗ Kim tơ nam mộc có giá trị cao là bởi trước đó nó được sử dụng độc quyền bởi hoàng gia. Gỗ Kim tơ nam mộc được đưa vào sử dụng trong hoàng cung lần đầu là từ thời nhà Nguyên. Thời nhà Minh chính là thời điểm gỗ Kim tơ nam mộc được ưa chuộng nhất và dùng nhiều nhất. Từ cung điện, lăng tẩm cho tới bàn ghế, giường ngủ trong hoàng cung đều được làm từ loại gỗ này.
Gỗ kim tơ nam mộc có màu sắc vàng óng ánh. Nó khác với các loại nam mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng lấp lánh. Những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Thực chất, những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxy hóa sau một thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ.
Hoá ra đó chính là loại gỗ Kim tơ nam mộc mà ngày xưa chỉ vua chúa mới được dùng.
Loại gỗ này còn có mùi hương thanh nhã, không thấm nước, không bị mối mọt, càng không dễ bị mục ruỗng. Ngoài vẻ đẹp ít loại gỗ nào sánh kịp, kim tơ nam mộc còn có khả năng chống ăn mòn mạnh, dù chôn sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm cũng không mục nát.
Kim tơ nam mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là kim tơ nam mộc âm trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn năm cho tới hàng vạn năm về trước, do động đất, ngập lụt, dòng lũ cuốn đất đá chôn vùi các sinh vật hay thực vật. Một số cây bị chôn vùi trong bùn được hình thành dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật, trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao, thông qua quá trình các bon hóa hàng ngàn năm tới vạn năm mà hình thành, còn được gọi là "Than hóa mộc".
Ngày nay, số lượng cây kim tơ nam mộc cực kỳ hiếm và chúng được chính phủ Trung Quốc liệt vào danh sách thực vật được bảo vệ cấp quốc gia. Loại cây này chỉ được trồng chứ không được đốn hạ và khai thác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Chó hoang thể hiện sự khát máu kinh hoàng, ‘xẻ thịt’ linh dương khi con mồi đang còn sống
CLIP: Chó Husky bị chó Pitbull tấn công giữa đường phố và cái kết đầy kịch tính
CLIP: 'Ớn lạnh' trước cảnh hổ cái trèo lên lưng, tung đòn chí mạng giết cá sấu 'khủng'
CLIP: Bị rắn tấn công, cầy mangut tích cực chống trả nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Đi săn trăn 'khủng', hổ nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Chó nhà bị trăn khủng siết chặt và màn giải cứu đầy gay cấn