Khám phá

Những bậc thầy 'siêu lười' trong giới động vật và cái kết đằng sau câu chuyện ấy

Làm biếng bò ra khỏi hang tìm nguồn thức ăn hay nước uống, không chịu chăm con mà 'tráo' chúng cho loài khác,…. Muôn hình vạn trạng kiểu 'lười chầy thây' của động vật và những bí ẩn sau những chuyện siêu lười ấy sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Thằn lằn lưỡi xanh: với cái đầu to, mình dài và nặng nề cùng chiếc lưỡi khá dài và xanh chúng được coi là con thằn lằn lười biếng bởi chúng chẳng mấy khi chịu chủ động bắt mồi mà toàn “há miếng chờ sung”, đợi con mồi tự bò vào hang và đánh chén. Thậm chí, loài này cũng không bao giờ chủ động đi tìm nước uống mà chúng đợi những giọt mưa hay giọt sương đêm đọng lại xung quanh hang. Dù có vẻ khá lười biếng nhưng cách nằm trong hang và đợi chờ mọi thứ như vậy cũng được coi như là một cách tự vệ tránh các động vật ăn thịt khác.

Chim cu gáy: hay còn gọi là chim cu cườm là loài chim với thân hình màu nâu có các điểm đốm màu sậm và nhạt. Đặc điểm nổi bật nhất là cổ có cườm trắng ở phía ngoài cùng của lông cổ, phía trong một chút có màu đen tuyền. Được mệnh danh là ông bố, bà mẹ lười nhất trong thế giới loài vật, chúng là những chuyên gia “tráo con” sành sỏi nhất bằng cách đẻ trứng vào những tổ chim “bố mẹ nuôi” khác. Đây được xem là một hình thức ký sinh trong giới động vật.

Cá mập miệng bản lề: là những cư dân hiền lành sống dưới đáy biển, chúng di chuyển rất chậm và hầu như không tấn công con người. Là loài động vật sống về đêm nên hầu như thời gian ban ngày, cá mập miệng bản lề đều bất động dưới đáy đại dương. Không như nhiều “họ hàng” khác của mình luôn phải bơi liên tục để dòng nước chảy qua mang mới có thể thở được, thì loài cá này chỉ nằm yên bất động cũng có thể lấy không khí. Dù có một bộ hàm chắc khỏe và sắc nhọn nhưng thông thường chúng vẫn thích ăn cá, tôm và mực hơn là những loài vật to xác khác.

Gấu trúc khổng lồ: hay gọi đơn giản là gấu trúc là loài động vật họ gấu có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi của mình. Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên ăn thỉnh thoảng cỏ, củ dại, hay thậm chí thịt chim, gậm nhấm hoặc xác thối. Nổi tiếng với bản tính chậm chạp và vụng về cùng thân hình nục nịch của mình chúng thường ngủ đến 10 giờ mỗi ngày. Thời gian thức dậy thì chúng chỉ có ăn và ăn, thường ăn nhiều tre trúc nên loài gấu này phải dành khoảng thời gian khá lâu để tiêu hóa hết chúng.

Thú ăn kiến gai: là loài động vật không có răng và dùng chiếc lưỡi tuyệt hảo của mình để bắt kiến. Với chiếc lưỡi dày hẹp, trên mặt lưỡi có nhiều gai nhọn và có thể dài tới 60cm. Chúng có thể thè lưỡi tới 150 - 160 lần/phút nhằm bắt đủ kiến để ăn mà không bị kiến cắn. Một đặc điểm rất thú vị là loài này không bao giờ phá hủy tổ kiến, chúng sẽ chọc cho những con kiến bò ra khỏi tổ và ăn với tốc độ nhanh nhất có thể. Sinh sống nhiều ở Australia với cái nóng mệt mỏi, loài thú ăn kiến gai này dành đa số thời gian ban ngày để ngủ và tránh nóng, chúng chỉ thức dậy và đi kiếm ăn vào ban đêm khi nhiệt độ đã xuống thấp. Ngủ đến 12 tiếng/ngày và di chuyển khá chậm chạp cùng với việc sợ trời nóng nên đó cũng là lí do chúng không thể thoát nhiệt bằng cách đổ mồ hôi.

Trăn: là loài bò sát to lớn với thân hình nặng nề nên di chuyện chậm chạp, chúng có thể ngủ đến 18 giờ/ngày và thường xuyên mệt mỏi nếu phải thức dậy hay hoạt động quá nhiều hoặc để tiêu thụ thức ăn đã được nạp vào trước đó. Chúng dành phần lớn thời gian để ngủ trên cây nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy chúng ở môi trường nước.

Hà Mã: là một loài động vật có vú ăn cỏ lớn sống ở châu Phi cận Sahara. Hà mã là loài sống nửa ở nước nửa trên cạn, cư trú ở các con sông, hồ và các đầm lầy rừng ngập mặn Tây Phi, chúng dành từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày chỉ để ngủ. Khi trên mặt đất, bạn có thể bắt gặp chúng tụ tập lại thành từng nhóm và ngủ ngon lành dưới ánh mặt trời, nhưng có khi chúng lội xuống nước, trồi cái mũi lên trên để thở và tiếp tục hành trình “ăn bờ ngủ bụi” của mình.

Chồn túi Opossum: là loài thú có vú sở hữu kích thước ngang với một chú mèo nhà. Dành 18 đến 20 giờ mỗi ngày chỉ để ngủ, việc di chuyển chậm chạp và sống đơn độc “nay đây mai đó” nên khi tìm được nguồn thức ăn dồi dào, chúng sẽ dừng chân và trú ngụ một thời gian cho đến thời điểm thích hợp cần phải rời đi. Khi bị đe dọa hoặc gặp tình cảnh nguy hiểm tới tính mạng, Chồn Opossums sẽ dùng chiêu có tên gọi “Chơi Possum – Playing Possum“, lúc này chúng nằm trên mặt đất, đôi mắt sẽ nhắm nghiền lại hoặc nhìn chằm chằm vào xa xăm, nước bọt sùi lên xung quanh miệng, một thứ chất lỏng có mùi hôi thối được tiết ra từ tuyến hậu môn để kẻ thù tránh xa.

Con lười: cái tên đã nói lên tất cả, dành cả ngày chỉ cho việc ngủ, thỉnh thoảng mới bò xuống đất để tìm nguồn nước và đi vệ sinh. Chúng di chuyển chậm đến mức gần như bất động, tốc độ nhanh nhất từng được ghi nhận là 3cm/giây. Sống nhiều ở những khu rừng nhiệt đới thuộc Nam Mỹ, lười để trọn phần lớn thời gian trong cuộc đời mình cho việc ngủ, chúng có thể mất đến vài giờ đồng hồ để giải quyết xong bất cứ việc gì.

Gấu Koalo: nổi tiếng bởi khả năng ngủ “siêu phàm” của mình, loài gấu nhỏ nhất thế giới Koala này chỉ dành từ 2 đến 6 giờ để thức mỗi ngày, chúng chủ yếu ăn lá bạch đàn và hiếm khi uống nước. Lá bạch đàn là nguồn thức ăn duy nhất của gấu koala, chúng chẳng có chút dinh dưỡng nào. Một con koala trưởng thành cần khoảng 2000 chiếc lá bạch đàn mới có thể cung cấp đủ dinh dưỡng để chúng tồn tại. Chính vì nguồn thức ăn kém dinh dưỡng lại có độc này nên chúng dành phần lớn thời gian ngủ chỉ để tiêu hóa hết mớ lá trong bụng mình, cùng với việc di chuyển chậm chạp giúp koala đỡ tiêu hao năng lượng hơn những loài vật khác.

Huệ Phương (Theo One Kind Planet)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo