Những bất ngờ trong đám cưới đặc biệt của hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại
Từ giữa tháng 3/1934 đến đầu tháng 4/1934, tờ "Hà Thành ngọ báo" của nhà tư bản Bùi Xuân Học có tới 17 tin bài về lễ đại hôn vua Bảo Đại và lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương.
Lý Bạch và sự thật ít ai ngờ về bốn mối lương duyên / Nét riêng của những "em bé" Hà Nội ở thời kỳ trước năm 1975
Lần giở lại những trang báo xưa có thể thấy lễ đại hôn của vua Bảo Đại và lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương được báo chí thời bấy giờ theo dõi rất sát.
Ông Lê Phát An hồi môn cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Hào 1 triệu đồng
Chỉ riêng tờ Hà Thành ngọ báo của nhà tư bản Bùi Xuân Học, tính từ giữa tháng 3/1934 đến đầu tháng 4/1934 đã tới 17 tin bài về sự kiện đặc biệt này.
Mở màn cho loạt tin bài này, báo đã đăng tải ảnh chân dung hoàng hậu tương lai của Đại Nam (Hà Thành ngọ báo số 1956, ra ngày 14/3) với dòng chú thích: Cô Mariette Jeanne Nguyễn Hào tức Nguyễn Hữu Thị Lan ngày 20 Mars này sẽ thụ Lễ tấn phong hoàng hậu.
Tiếp đó, báo đăng tin Đại biểu và các quan lại Bắc kỳ vào Huế về dịp lập hoàng hậu (Hà Thành ngọ báo số 1957 ra ngày 15/3). Tin này cho biết các quan lại Bắc kỳ, cụ thể là Tổng đốc Bắc Ninh Lê Văn Định, Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, Tuần phủ Kiến An Phan Văn Đại, Bố chánh Bắc Ninh Hồ Đắc Điềm, Tổng đốc hưu trí Nguyễn Đình Quỳ sẽ vào Huế vào dịp lập hoàng hậu.
Ảnh chân dung hoàng hậu tương lai của Đại Nam (Hà Thành ngọ báo số 1956, ra ngày 14/3). Nguồn: Thư viện quốc gia.
Đặc biệt, liên quan đến việc sách lập hoàng hậu Hà Thành Ngọ báo số 1958 ra ngày 16/3 còn đăng tin tiết lộ ông Lê Phát An cậu ruột cô Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Hào, nhà giàu nhất Nam kỳ cho cô 1 triệu đồng làm của hồi môn.
Chương trình lễ đại hôn
Hà Thành Ngọ báo số 1959, ra ngày ngày 17/3 chính thức đăng Chương trình lễ đại hôn của vua Bảo Đại với Nam Phương Hoàng hậu. Chương trình này ghi rất cụ thể từ lịch tổ chức, đến phần lễ nghi và phân công người thực hiện.
Theo đó, hoàng hậu sẽ được rước đón từ chân đèo Hải Vân về kinh thành và tạm trú tại Lầu công quán 3 ngày (17,18,19). Ngày 20/3 sẽ diễn ra lễ tấn cung, hoàng hậu được rước từ Lầu công quan vào cung và thực hiện các nghi lễ theo quy định. Ngày 24/3 lễ tấn phong hoàng hậu chính thức được cử hành.
Cùng với việc đăng chương trình lễ đại hôn, báo còn đăng tin tiết lộ hoàng hậu sẽ ngự ở điện Kiến Trung (Hà Thành Ngọ báo số 1960 ra ngày 18/3). Tin này cho hay, trước kia các bà phi tần không ở cùng nhà với vua mà ở tam cung lục viên. Nay đức vua bỏ hẳn lối cũ, ngài định hoàng hậu ngự tại điện Kiến Trung.
Bên cạnh đó, báo còn đăng tin cho biết ngày 15/3 vua Bảo Đại đã ngự tới điện Phụng Tiên làm lễ cáo yết cùng Liệt thánh Nguyễn triều về việc kén hoàng hậu (Hà Thành ngọ báo số 161 ra ngày 19/3).
Lễ tấn cung hoàng hậu
Hà Thành ngọ báo số 162 ra ngày 20/3, đăng tin cho biết 12h trưa ngày 17/3, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được các quan đại thần Nam triều tiếp tại Lầu công quán.
Tiếp đó, số báo 164, ra ngày 23/3, đăng tin 9h sáng ngày 20/3, các bà phủ thiếp, mệnh phụ Nam triều đến lầu công quán rước hoàng hậu vào Đại nội.
Bài báo cho biết, 8h15, quan Thượng thư Bộ Lễ nghi cùng đến Lầu công quán để kiểm đốc các nghi lễ.
8h45, xe hơi Tanbard của vua ra Lầu công quán đón hoàng hậu. 9h đúng, hoàng hậu mặc áo tràng gấm đỏ thêu, đầu bịt khăn xanh, chân đi giày thêu phụng ra khỏi Lầu công quán. Theo sau có bà Nguyễn Hữu Hào và bà Didelot cùng các bà phủ thiếp, mệnh phụ.
Tới cửa Gia Tường hoàng hậu xuống xe đi bộ. Chực sẵn tại thềm có một vị thái giám và một bà tùng sự tiếp và kính dẫn qua lầu Thái Bình, chỗ Đức Từ Cung (Đoan Huy hoàng thái hậu) ngự.
Hoàng hậu vào làm lễ yết kiến Đức Từ Cung. Ngài vui vẻ tiếp nàng dâu mới và truyền cung nữ lấy áo tràng màu vàng thêu phụng ban cho hoàng hậu để thay cho áo tràng màu đỏ.
Kế đó, Đức Từ cung căn dặn hoàng hậu vài điều về lễ nghi bái yết đức vua và 2 ngài Thái hoàng thái hậu. Ngài ban phép cho qua Diễn tâm điện.
Sau khi qua Diễn tâm điện, hoàng hậu tới điện Càn Thành bái yết đức vua tại điện Càn Thành. 10h30 hoàng hậu bái yết các bà Thái hoàng thái hậu ở cung Diên Thọ và cung Trường Sinh. 11h hoàng hậu tới lầu Thái Bình đề yết bài Đức Từ Cung. 12h hoàng hậu qua điện Kiến Trung với đức vua.
Lễ tấn phong hoàng hậu
Tường thuật lễ tấn phong hoàng hậu Nam Phương, Hà Thành ngọ báo số 166 ra ngày 27/3 có bài viết Ngày 24/3 Lễ tấn phong hoàng hậu đã cử hành rất long trọng.
Bài báo cho biết, 7h30, các quan Nam triều đều mặc áo gấm phủ áo thụng lam tề tựu tại nhà Duyệt thị.
Hoàng hậu Nam Phương trong lễ tấn cung. Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam.
8h trước sân điện Cần Chánh, đạo quân đi hầu quan Khâm mạng làm lễ tấn phong hoàng hậu được sắp sẵn. Sau các nghi lễ tại đây, 9h quan Khâm mạng đến cung Thái Bình, pháo nổ hiệu mừng. Tại phòng chính cung có bày hương án, hai bên có 2 cái ghế bao xô vàng.
Quan Khâm mạng vào cung đệ (đưa, chuyển giao) mao tuyết (cờ mao, có tua ở đầu như những bông tuyết) lên. Nguyễn nương nương đầu đội mão (mũ) cửu phụng có đính các thứ châu báu, mình mặc bào vàng có thêu chín con phượng, chân đi hài thêu phượng ra tiếp mao tuyết và làm lễ tạ.
Kế đến Phó khâm mạng và các quan bộ Lễ dâng kim sách (sách vàng) và kim ấn cho hoàng hậu.
Kim sách gồm 6 lá vàng trong đó có lời sắc phong của đức vua. Theo bài báo, nội dung bài sắc trong kim sách dài 4 trang, đại ý nói rằng: Vua hiểu về đức tài của cô Nguyễn Hữu Thị Lan đáng là chánh cung nên ngài sắc phong cho cô chức hoàng hậu, trước là để phụng dưỡng tam cung thái hoàng thái hậu và hoàng thái hậu, sau là coi cả việc nội đình của nhà vua. Đoạn cuối có lời huấn giáo mong hoàng hậu xứng đáng với chức lớn.
Hoàng hậu bận triều phục, ảnh đăng trên "Hà Thành ngọ báo" số 1972, ra ngày 3/4/1934. Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam.
Còn ấn vua ban thì bằng vàng, có khắc 4 chữ hoàng hậu chi bửu.
9h20 lễ thụ phong xong, tất cả hoàng thân, đình thần Nam triều, các công chúa, mệnh phụ đều tới bái yết hoàng hậu. 9h30, hoàng hậu về điện Kiến Trung để tiếp các quan Pháp đến chúc mừng.
15h hoàng hậu bận lễ phục qua làm lễ ở điện Phụng Tiên, sau đó quan tam cung bái tạ thái hoàng thái hậu và hoàng thái hậu. Tiếp đó, về điện Càn Thành làm lễ tạ đức vua.
Sau lễ tấn phong, tờ Hà Thành ngọ báo còn đăng một loạt tin bài có liên quan như: Sau lễ đại hôn, Nhân lễ sách phong hoàng hậu Viện dân biểu Trung kỳ xin gia ân giảm thuế, Những ý nghĩa của một lễ đại hôn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo