Lý Bạch và sự thật ít ai ngờ về bốn mối lương duyên
Giải mã bí ẩn về các con của nữ hoàng Cleopatra / Nét riêng của những "em bé Hà Nội" ở thời kỳ trước năm 1975
Lý Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng thời Thịnh Đường. Ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Tây Lương Vũ Chiêu vương Lý Cảo nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc.
Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Tràng Canh, vì sao này có tên là Thái Bạch nên ông được đặt tên là Bạch. Lý Bạch suốt thời thơ ấu được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ. Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng sau này sẽ là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt.
Năm 25 tuổi, ông bắt đầu đi ngao du khắp nơi. Hai năm sau ông đã gặp gỡ và nên duyên với cháu gái của Hứa Ngữ Sư tướng quốc. Kết hôn lần đầu, ông ở lại làm rể trong An Lục Phủ. Có với nhau hai người con một trai một gái, có lẽ đây chính là thời điểm bắt đầu tấn bi kịch của vị thi tiên này.
Kết hôn lần đầu, phần lớn thời gian Lý Bạch sống ẩn cư, ngoài lúc cày cấy, ông ngày ngày đọc sách, thỉnh thoảng rủ bạn đến nhà cùng làm thơ uống rượu. Nhưng thời gian sau ông thường hay xa nhà.
Gia tộc Hứa tướng quốc ở An Lục phủ từng là gia tộc quyền thế đầy hiển hách thời kỳ đầu nhà Đường. Nhưng vật đổi sao rời, hậu thế nhà họ Hứa lúc bấy giờ không có ai làm quan trong triều, nên khó giúp Lý Bạch tạo được thế lực và ô dù trên quan trường. Cuộc sống chỉ đủ cơm áo gạo tiền, không quyền cao chức trọng đã khiến ông chán ngán trong 10 năm hôn nhân dài đằng đẵng này. Cái chết của vị phu nhân đầu tiên có lẽ là cú sốc đối với vị thi tiên là ông. Cuộc sống 10 năm đều có phu nhân lo liệu trước sau, nay bà mất đi mọi thứ đều đổ dồn lên vai ông, nhà họ Hứa không ai muốn đưa tay ra giúp đỡ, thêm thân phận ở rể cũng khiến ông phần nào mất đi uy quyền. Cảm thấy áp lực dồn dập đổ lên đầu, ông biết mình khó mà ở trong nhà họ Hứa, bèn ôm hai con về Sơn Đông nhờ vả người thân bạn bè.
Lý Bạch sinh sống ở Tây Vực, chịu ảnh hưởng ít nhiều về phong tục, tập quán của tộc người Đột Quyết. Tộc người này lại coi trọng chế độ mẫu hệ, luôn đề cao thân phận của người phụ nữ hơn là đàn ông. Vậy nên chuyện ở rể đối với ông chẳng có gì to tát hay mang nhục mà ngược lại đấy được coi là vinh dự khi được ở rể nhà quan lại người Hán. Nhưng có lẽ điều đó không đúng với trường hợp của ông, vì vốn dĩ trong mắt gia đình họ Hứa, ông không đáng nể trọng bao nhiêu. Quan niệm khác biệt giữa người Hán và người Đột Quyết đã dẫn đến một tấn bi kịch trong bốn cuộc hôn nhân của ông.
Khi chuyển về Duyễn Châu, ông lên núi ẩn cư với mong muốn đợi cơ hội để thành danh nhưng lại vướng bận hai đứa con nhỏ. Lúc này ông gặp người phụ nữ họ Lưu, có ý định muốn bà trông nom con mình. Nhưng vốn dĩ người đàn bà này không mê thơ văn, tâm hồn lại không lãng mạn và biết ý định của ông nên nhanh chóng bỏ đi. Cuộc hôn nhân này là điều phiền lòng đối với Lý Bạch, bởi ông suốt ngày bị chì chiếc, mắng mỏ vì không làm ra tiền lại mang theo hai con, ngày ngày lại chè chén thơ ca, sống vô nghĩa.
Không còn đường lui, Lý Bạch đành nhờ bạn bè mai mốt cho người phụ nữ khác và chung sống không có cưới hỏi đàng hoàng. Người này vốn dĩ chỉ là thiếp, tên không được ông nhắc đến hay sử sách không hề lưu lại. Người thiếp này lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ, cả hai có chung với nhau một người con trai nhưng tuyệt nhiên không hề được Lý Bạch nhắc đến.
Cuộc sống với người vợ thứ ba không tránh khỏi bí bách và ngột ngạt, nhiều lần ông muốn thỏa chí ngao du nhưng lại bị ngăn cản đủ đường. Trong lúc đang bế tắc và đau khổ, ông nhận được chiếu thư của Đường Minh Hoàng triệu vào kinh. Cơ hội đến, hai người con với bà vợ họ Hứa khiến ông day dứt không thôi, nhưng cuối cùng Lý Bạch vẫn chọn cảnh dứt áo ra đi để lại hai đứa nhỏ.
Từ khi phụng mệnh vào kinh, Lý Bạch có thời gian phiêu diêu khắp nơi. Những ngày tháng vất vưởng nơi thiên hạ, ông vẫn thỉnh thoảng về thăm người vợ thứ và hai người con của vợ cả. Đối với ông, quãng thời gian sống cùng hai người con đầu là quãng thời gian hạnh phúc và vui vẻ nhất trong cuộc đời.
Người vợ thứ tư của Lý Bạch chính là cháu gái của tể tướng Tông Sở Khách. Sống trong phủ Tông tể tướng với thân phận ở rể ông cũng không hề được xem trọng. Tông thị phu nhân cũng không chấp nhận người vợ trước và những đứa con riêng của chồng. Vậy nên, ông rất ít khi đề nghị điều gì hoặc có nhắc đến cũng biết sẽ không nhận được câu trả lời thỏa đáng nên đành bỏ qua.
Sau khi lấy Tông phu nhân, ông liền nhanh chóng phiêu bạt khắp nơi, không chịu về nhà. Những lá thư ông viết cho bà luôn thể hiện tình yêu thương và nhớ mong da diết.
Sau nhiều biến cố xảy ra, Lý Bạch từ một người xuất thân quyền quý, nhưng hậu duệ của ông lại không được hiển hách và lưu lại tiếng thơm ngàn đời như ông. Con cái phiêu phạt, không được học hành tử tế, cháu gái thì sống nghèo khổ, cơ cực chỉ vì giữ thanh danh cho ông nội của mình. Đây chính là thất bại trong cuộc đời của Thi Tiên – Lý Bạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc