Những bí ẩn về nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung mà hậu thế chưa được biết đến
Giải pháp chống làm tiền giả của cổ nhân, trải qua gần 1 ngàn năm vẫn phát huy tác dụng / Sáng kiến độc đáo của Võ Tắc Thiên, không ngờ đến tận ngày nay vẫn phát huy tác dụng
Như vậy, nếu chiếu theo đúng phả hệ của hoàng tộc Đại Lý, Đoàn Dự là ông nội của nhân vật Nam Đế (Đoàn Trí Hưng) trong Anh hùng xạ điêu.
Khưu Xử Cơ: Khưu Xử Cơ (1148 – 1227), đạo hiệu là Trường Xuân Tử, nguyên là đạo sĩ Toàn Chân giáo cuối triều Nam Tống, đệ tử của Vương Trùng Dương.
Năm 1219, ông được Thành Cát Tư Hãn mời đến đàm đạo, học hỏi phép tu luyện. Những ghi chép của ông về chuyến đi được tập hợp lại trong tác phẩm Trường Xuân Chân Nhân tây du ký.
Trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu, Khưu Xử Cơ được hư cấu thành một đạo sĩ giỏi võ nghệ trong Toàn chân thất tử. Ông dạy võ cho Dương Khang để tỉ thí với Quách Tĩnh. Thế nhưng y là kẻ phản bội, nhận giặc làm cha, phụ lòng dạy dỗ của ông.
Thành Cát Tư Hãn: Trong Anh hùng xạ điêu, Thành Cát Tư Hãn là người cưu mang mẹ con Lý Bình - Quách Tĩnh khi họ chạy trốn tới đại mạc Mông Cổ.
Khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược Nam Tống, Quách Tĩnh đã tới thành Tương Dương chống lại quân Mông Cổ. Sau đó chàng và Hoàng Dung về đại mạc vĩnh biệt ông.
Hốt Tất Liệt: Trong lịch sử, Hốt Tất Liệt là đại hãn Mông Cổ, cháu nội Thành Cát Tư Hãn, đồng thời là người tiêu diệt Nam Tống, sáng lập ra triều Nguyên.
Trong Thần điêu hiệp lữ, Hốt Tất Liệt được mô tả như một nhân vật phản diện đầy tham vọng, có âm mưu diệt trừ võ lâm Nam Tống.
Hốt Tất Liệt chiêu mộ các cao thủ như Kim Luân Pháp Vương, Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây để phá đại hội võ lâm do Quách Tĩnh chủ trì, sau đó còn bày kế hãm hại Quách Tĩnh nhưng không thành công.
Chu Nguyên Chương: Phần lớn tình tiết về hoàng đế đầu tiên của nhà Minh trong Ỷ thiên đồ long ký là hư cấu. Trong tiểu thuyết, ông là một giáo đồ Minh giáo, nhờ cầm quân thắng trận nên gây dựng thanh thế.
Ở cuối truyện, Chu Nguyên Chương lập mưu khiến Trương Vô Kỵ tưởng lầm là các tướng muốn làm phản, vì vậy chàng bỏ đi cùng Triệu Mẫn.
Lý Tự Thành: Lý Tự Thành (1606-1645) nguyên là một lãnh tụ vĩ đại của khởi nghĩa nông dân thời Minh mạt. Ông lật đổ được nhà Minh nhưng sau đó bị người Mãn Châu đánh bại.
Ngô Tam Quế: Ngô Tam Quế nguyên là đại tướng nhà Minh, là kẻ mở cửa Sơn Hải Quan dẫn quân Thanh vào biên ải, sau làm tướng nhà Thanh ở Vân Nam. Về sau hắn lại làm phản nhà Thanh và bị Khang Hy diệt trừ.
Cũng trong tiểu thuyết, Ngô Tam Quế có một trận tỉ võ sinh tử với Lý Tự Thành khi cả hai đều đã ở tuổi xế chiều. Lý Tự Thành giành chiến thắng, và chỉ nhờ Trần Viên Viên cầu xin thì Ngô Tam Quế mới giữ được mạng.
Trần Viên Viên: Trần Viên Viên trong Lộc đỉnh ký là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bà là một đại mỹ nhân cuối thời Minh và bị cho là một trong những nguyên nhân khiến người Hán mất nước.
Khang Hy được mô tả là một hoàng đế trẻ tuổi nhưng thông minh, khôn ngoan. Hoàng đế từ lâu đã biết Vi Tiểu Bảo có quan hệ với Thiên Địa Hội nhưng vẫn ngầm trọng dụng anh ta.
Càn Long trong tiểu thuyết là người Hán, con của Trần Thế Quan bị Ung Chính đánh tráo làm con mình. Thật trớ trêu khi ông chính là anh ruột của Trần Gia Lạc, tổng đà chủ Hồng Hoa hội với lý tưởng phản Thanh phục Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào